Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hôm nay (31/10) đã công bố kế hoạch hành động mới nhằm tăng cường nỗ lực phục hồi sau thảm họa ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, thậm chí tăng lên 41% vào năm 2100.
Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh việc phát triển kinh tế tuần hoàn, thông qua tiết kiệm và sử dụng tuần hoàn các loại tài nguyên, nhằm tạo ra mô hình phát triển kinh tế thân thiện, hài hòa với môi trường. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tham gia từ sớm và đang tăng cường hỗ trợ cho các dự án ở lĩnh vực này ở Trung Quốc.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB được nhận tài trợ của IFFEd để mở rộng quy mô đầu tư cho giáo dục và kỹ năng, với ít nhất 500 triệu USD nguồn vốn tài trợ giáo dục ưu đãi sẽ được cung cấp cho các quốc gia tại châu Á-Thái Bình Dương đủ điều kiện.
Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, cơ quan này đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở các địa phương phía bắc.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, trong tương lai, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra với dự báo tăng trưởng duy trì ở mức 6,0% cho năm 2024 và 6,2% cho năm 2025.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
Chiều 13/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác Việt Nam-ADB do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với ADB tổ chức. Cùng tham dự sự kiện có ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch ADB, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Chiều 13/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác Việt Nam-Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ADB phối hợp tổ chức. Cùng dự có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng; Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa; đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Tập đoàn tài chính quốc tế IFC đã chính thức nâng hạn mức tài trợ thương mại cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) lên 40 triệu USD trong khuôn khổ chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (GTFP).
Sáng 23/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo công bố Sách Trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam, với chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua tháo gỡ các rào cản”.
Kinh tế thế giới đã trải qua một năm đầy thăng trầm. Bên cạnh một số điểm tích cực, nhìn chung bức tranh kinh tế thế giới vẫn ảm đạm và được dự báo sẽ đối mặt một năm tiếp theo đầy thách thức. Một số nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, song chậm và không vững chắc, trong khi tác động của tình hình địa chính trị bất ổn làm chậm tốc độ tăng trưởng của một số khu vực.
Là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, đồng thời phải đối mặt với những áp lực lớn từ thiên tai, ô nhiễm môi trường (không khí, nguồn nước) và biến đổi khí hậu, Việt Nam cần lượng vốn lớn đầu tư vào các lĩnh vực xanh, như: năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, xử lý chất thải…
Ngày 28/9, bên lề hoạt động Tuần lễ ngành nước Việt Nam đang diễn ra tại Bình Dương, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm tăng cường hợp tác thúc đẩy ngành nước bền vững và bao trùm tại Việt Nam.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong bối cảnh cầu bên ngoài giảm làm hạn chế sản xuất công nghiệp, nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại.
Chiều 15/9, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cùng lãnh đạo Học viện đã tiếp ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB Việt Nam và Đoàn cán bộ của ADB (Ngân hàng phát triển châu Á).
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo, chi phí vay cao hơn đã góp phần gây ra tình trạng căng thẳng nợ và vỡ nợ trái phiếu ở một số quốc gia châu Á trong vài tháng qua.
Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD được cung cấp bởi Quỹ Đổi mới khí hậu và phát triển (CIDF) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quản lý sẽ góp phần gỡ khó đối với việc tài trợ các công trình điện mặt trời có vòng đời kinh tế lâu dài ở Việt Nam, đồng thời cũng là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại nước ta.
Khủng hoảng vật giá leo thang do lạm phát tăng cao vào năm ngoái, kết hợp với tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19 đang tiếp tục đẩy người dân ở châu Á-Thái Bình Dương vào tình trạng nghèo khổ cùng cực.
Giám đốc quốc gia mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ giám sát việc triển khai chiến lược đối tác quốc gia cho Việt Nam giai đoạn 2023-2026, tập trung vào sự chuyển dịch của Việt Nam sang nền kinh tế xanh, khai thác tiềm lực của khu vực tư nhân và thúc đẩy công bằng xã hội.
Các tổ chức quốc tế đưa ra dự báo đầy tươi sáng về việc lạm phát hạ nhiệt ở một loạt nền kinh tế trên thế giới, từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Tín hiệu tích cực này cho thấy các biện pháp đối phó của chính phủ các nước thời gian qua bắt đầu mang lại hiệu quả.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, lạm phát của Việt Nam sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024, trong bối cảnh giá năng lượng toàn cầu giảm và nguồn cung lương thực ổn định.
Những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Đối với châu Á đang phát triển, những lợi ích này có thể cao gấp 5 lần chi phí cho việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.
Trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết dành 20,5 tỷ USD từ nguồn vốn riêng của mình để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, cũng như góp phần giải quyết khủng hoảng và xây dựng khả năng thích ứng.
Nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia BIDV và ADB nhận định, năm 2023, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm lại (5,5-6%) với lạm phát có thể sẽ cao hơn năm 2022 (4-4,5%).
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 giúp hoạt động du lịch khởi sắc, cùng nhu cầu nội địa mạnh mẽ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á đang phát triển nói chung.
Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và các yếu tố rủi ro trong nước, Việt Nam được dự báo vẫn có khả năng đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao 6,5% như Chính phủ đặt ra, nếu tập trung thực hiện những đột phá về giải ngân đầu tư công, chuyển hướng chính sách tiền tệ sang hỗ trợ tăng trưởng và tận dụng các cơ hội hiện có.
Sau kết quả ấn tượng trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ đạt mức 6,5% trong năm nay và tăng lên 6,8% trong năm 2024, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).