Cùng với việc nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị cũng đang tiến hành các công việc chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Ðại hội lần thứ XIV của Ðảng.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “ Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 huyện Xuân Trường, Nam Định đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền; tích cực nâng cao chất lượng hoạt động để góp phần củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
Những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện mô hình xây dựng tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội ở chung cư nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn.
Ngày 19/5, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức vòng chung khảo Hội thi bí thư chi bộ giỏi năm 2023. Đây là một giải pháp thiết thực, quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Sáng 9/5, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị học tập, nghiên cứu tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 15/3, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối chủ trì, phối hợp Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam tổ chức phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, năm 2023, trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương (sau đây viết tắt là cuộc thi). Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối, chủ trì hội nghị.
LTS - Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Đảng ta về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Cuốn sách đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu những ý kiến hưởng ứng sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện và đầy sức thuyết phục của đồng chí Tổng Bí thư.
Quy định của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Quy định số 96-QÐ/TW) vừa được ban hành mới đây nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định bản chất giai cấp, bản chất nhân dân và bản chất dân tộc của Đảng. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân vừa là chủ thể của chế độ mới, vừa là chủ nhân của xã hội, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Theo đó, mọi cán bộ, đảng viên đều là "công bộc" của dân.
Ngày 4/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ nhằm làm trong sạch đội ngũ, bảo vệ Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự lành mạnh trong quan hệ xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội trên nhiều mặt.
Sáng 29/12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, tại Hà Nội và trực tuyến tới 65 điểm cầu trên cả nước.
Đảng bộ Quân đội phải làm gương, làm mẫu; mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải luôn nêu cao tinh thần "tự soi, tự sửa", giữ gìn và phát huy tốt phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 5 Quân ủy Trung ương sáng 19/12, tại Hà Nội.
Sáng 23/11, tại Hội trường Ngọc Linh, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Lễ tổng kết và trao giải báo chí về Xây dựng Đảng tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2022. Ban Tổ chức đã trao giải cho 21 tác phẩm xuất sắc trong số 166 tác phẩm gửi dự thi.
Ngày 26/10/2022, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Phương thức lãnh đạo của Ðảng luôn hướng đến mục tiêu động viên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, qua đó khẳng định, bảo đảm, tăng cường năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Ðảng. Phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, tạo cơ chế và vận động nhân dân tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền, các địa phương có nhiều cách làm hay, hiệu quả, góp phần củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Ðảng với nhân dân.
Nhiều nhiệm kỳ qua, Trung ương đã tập trung chỉ đạo tiến hành quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng. Trong đó, tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của toàn Đảng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Thực hiện quy định Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân là dịp để cấp ủy, chính quyền trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến, kiến nghị của nhân dân về các cơ chế, chính sách, những vấn đề còn bất cập, nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện từ cơ sở... Qua đó, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, phát huy và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân, là cầu nối giữa đảng, chính quyền với nhân dân.
Để trở thành cán bộ lãnh đạo, mỗi người đều phải trải qua quá trình tích cực học tập, công tác, rèn luyện, thử thách, cống hiến và trưởng thành, hội tụ đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác.
Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là bằng công tác cán bộ, thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn đảng viên ưu tú giới thiệu vào những vị trí lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng có nhiều giải pháp tăng chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là chú trọng thực hiện nêu gương của cấp ủy và người đứng đầu.
Phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện nhuần nhuyễn trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo hằng ngày của cấp ủy đảng các cấp. Những cách làm sáng tạo trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện qua việc phát huy vai trò, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Với 9 chức năng, hơn 120 ứng dụng, “Sổ tay đảng viên điện tử” Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên thực sự giúp đảng viên nhanh chóng tiếp cận thông tin bổ ích, cần thiết; nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong việc quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh nhằm chống lại các hành vi vi phạm pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan công quyền và doanh nghiệp. Qua việc đấu tranh, phát hiện, xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực gần đây cho thấy tham nhũng, tiêu cực ngày càng tinh vi, có thể xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương.
Thành phố Hồ Chí Minh cần thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền gắn với xây dựng mô hình chính quyền đô thị thực sự là của dân, do dân, vì dân. Đây là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh, ngày 23/9, đúng dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2022).
Thực hiện yêu cầu về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng ngày càng được siết chặt hơn. Với quan điểm song hành giữa xây và chống, công tác kiểm tra đảng vừa chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, vừa cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời khi phát hiện các hành vi vi phạm.
Đại hội XIII của Đảng, Trung ương khẳng định, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và nhấn mạnh một số nội dung mới, chủ yếu là: Mở rộng phạm vi không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cùng với ngăn chặn, đẩy lùi thì phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Ngày 8/9, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật (Thông báo số 20-TB/TW). Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo kết luận.
Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn quan tâm công tác cán bộ, chính nhờ vậy mà hơn 92 năm qua “Đảng ta đã xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của Đảng” bằng nhiều phương thức, trong đó có “sự nêu gương, hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên”(1).
Mới đây, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) ban hành Hướng dẫn số 25-HD/BCÐTW, ngày 1/8/2022 hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực. Qua đây, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị hiểu rõ cách thức nhận diện hành vi tiêu cực và những nhiệm vụ cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.