Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp sáng 18/9. (Ảnh: DUY LINH)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sở hữu chéo khó có thể xử lý triệt để bằng một quy định

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, khó có thể xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo ngân hàng chỉ bằng một quy định, mà cần phải kết hợp quy định ở nhiều luật, chính sách, lĩnh vực khác để bảo đảm minh bạch trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
Ảnh minh họa: Vietnam+

Hoàn thiện pháp lý về xử lý nợ xấu

Việc Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách mà Nghị quyết mang lại, tránh gián đoạn, thiếu hụt cơ chế, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nếu Nghị quyết 42 không được luật hóa, sẽ tạo ra một khoảng trống rất lớn về pháp lý, gây khó khăn hơn nữa trong xử lý nợ xấu.
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho xử lý nợ xấu

Tại tọa đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức ngày 13/7 tại Hà Nội, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, khẳng định Nghị quyết 42 đã mang đến kết quả rất tốt, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc cần phải được tháo gỡ, song song với việc chuẩn bị luật hóa.
Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 1/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định

Đại biểu Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đề nghị cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 4 sáng 25/5. (Ảnh: LINH KHOA)

Cần kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 để bảo đảm xử lý nợ xấu hiệu quả

Kết quả thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 trong thời gian qua cho thấy các chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, do đó việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 là cần thiết để bảo đảm tính hiệu lực, liên tục, tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết hết hiệu lực ngày 15/8 tới.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Tìm giải pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh dịch Covid-19

Sau bốn năm đi vào thực tiễn, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Diện mạo bộ mặt ngành Ngân hàng đã sáng lên rất nhiều, khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm dưới 3%. Nhưng với những tác động từ đại dịch Covid-19, “bóng ma” nợ xấu đang ám ảnh quay trở lại.