Theo thống kê, Việt Nam có khoảng bảy triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ hai tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% số người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phần lớn người khuyết tật Việt Nam sống ở vùng nông thôn, có cuộc sống rất khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin trong chiến tranh...
Việt Nam có khoảng bảy triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ hai tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% số người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Người khuyết tật và các luật chuyên ngành... Năm 2014, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; năm 2019 phê chuẩn Công ước 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của chúng ta trong việc bảo đảm người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm.
Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 1/1/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật, các bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để hiện thực hóa việc chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật...
Đến nay, số lượng người khuyết tật được tiếp cận với các chính sách, chương trình chăm sóc người khuyết tật của Nhà nước và cộng đồng ngày càng tăng. Gần ba triệu người khuyết tật đã được xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật; số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là hơn 1,1 triệu người; tất cả người khuyết tật đặc biệt nặng, nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí...
Đến nay, số lượng người khuyết tật được tiếp cận với các chính sách, chương trình chăm sóc người khuyết tật của Nhà nước và cộng đồng ngày càng tăng. Gần ba triệu người khuyết tật đã được xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật; số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là hơn 1,1 triệu người; tất cả người khuyết tật đặc biệt nặng, nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí...
Giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cũng được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn 2012- 2022, bình quân mỗi năm có từ 17 nghìn đến 20 nghìn người khuyết tật được dạy nghề theo đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Hiện cả nước có 63 trung tâm dịch vụ việc làm, bình quân mỗi năm các trung tâm đã tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho khoảng 20 nghìn lượt người khuyết tật, với tỷ lệ thành công đạt hơn 50%...
Mặc dù đã có những kết quả tốt trong công tác trợ giúp người khuyết tật, nhưng Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng cơ sở xã hội thiếu thốn, chưa thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật. Vẫn còn nhiều người khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm, chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội và sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, có thể thấy, nhận thức của toàn xã hội và của chính người khuyết tật về vấn đề hòa nhập khuyết tật đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn trong những năm qua. Cách tiếp cận vấn đề khuyết tật được chuyển dần từ tiếp cận theo mô hình từ thiện sang mô hình xã hội, dựa trên quyền của người khuyết tật.
Toàn xã hội chung tay dỡ bỏ rào cản đối với người khuyết tật và bản thân người khuyết tật cũng đang chủ động xóa bỏ mặc cảm, tự ti, vượt qua định kiến, kỳ thị vẫn còn đâu đó trong cộng đồng để vươn lên hòa nhập. Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội hòa nhập “không rào cản”, bảo đảm sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của xã hội.