Các tập thể tiêu biểu trong công tác dân tộc được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước tặng Bằng khen.

Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến vùng dân tộc thiểu số và miền núi

NDO - Bình Phước là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với sự quan tâm của hệ thống chính trị và sự góp phần quan trọng của đội ngũ người có uy tín, già làng tiêu biểu, nhân sĩ trí thức, cán bộ cốt cán, doanh nhân, người sản xuất kinh doanh giỏi, học sinh sinh viên, thanh niên tiêu biểu là người đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng tỉnh Bình Phước ngày càng giàu mạnh.
Huyện Bố Trạch (Quảng Bình) hỗ trợ làm nhà cho đồng bào ở xã biên giới Thượng Trạch.

Quảng Bình đầu tư hơn 260 tỷ đồng để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

NDO - Ngày 20/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số số và miền núi năm 2022.
Diện mạo nông thôn mới xã biên giới Ea Bung, huyện Ea Súp ngày càng khởi sắc.

Cơ hội mới cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đắk Lắk

NDO - Sau hơn 10 năm nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bằng nhiều cách làm thiết thực, sáng tạo, tỉnh Đắk Lắk đã huy động được nhiều nguồn lực, nhất là phát huy nội lực trong nhân dân vào xây dựng nông thôn mới. Đến nay, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của đồng bào các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao về mọi mặt.
Anh Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: TRẦN HẢI

Vị Chủ tịch xã người Mường với kinh nghiệm xóa nghèo và xây dựng nông thôn mới

Một trong các đại biểu tham dự giao lưu trực tuyến "Gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II tại Báo Nhân Dân chiều 2-12 là anh Bùi Văn Đông, sinh năm 1977, là một cán bộ trẻ người dân tộc Mường. Anh Đông có thành tích đưa một xã miền núi từ điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ. 

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Đoàn Tuyên Quang).

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2016-2020 kết quả giảm nghèo của Việt Nam vượt mục tiêu đề ra với tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5%. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo một số nơi chưa thật bền vững, tỷ lệ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới còn cao, do đó cần những giải pháp mạnh mẽ hơn để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại hội thảo.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 13-9, tại huyện Mộc Châu (Sơn La), diễn ra Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham dự và chủ trì hội thảo.