Ðồng thời, xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch; hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao, giảm tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng, hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+; phấn đấu doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả, quyền liên quan đóng góp khoảng 7% GDP,...
Chiến lược cũng vạch rõ các nhiệm vụ về hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ; khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ; tăng cường nguồn nhân lực, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội; tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ,...