Tính từ 16 giờ ngày 7/1 đến 16 giờ ngày 8/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.553 ca nhiễm mới, trong đó 40 ca nhập cảnh và 16.513 ca ghi nhận trong nước (tăng 259 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 12.055 ca trong cộng đồng).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-263), Hải Dương (-262), Vĩnh Long (-229).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+481), Gia Lai (+179), Đà Nẵng (+165). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 16.263 ca/ngày.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.791), Khánh Hòa (798), Hải Phòng (748), Bình Định (742), Bình Phước (718), Trà Vinh (575), Tây Ninh (587), Cà Mau (587), Đắk Lắk (481), Đà Nẵng (474), Vĩnh Long (470), TP Hồ Chí Minh (436), Hưng Yên (384), Bắc Ninh (382), Quảng Ninh (343), Thanh Hóa (290), Bến Tre (285), Hậu Giang (253), Bạc Liêu (250), Lâm Đồng (236), Thừa Thiên Huế (232), Cần Thơ (208), Vĩnh Phúc (197), Bà Rịa - Vũng Tàu (193), Thái Bình (183), Bắc Giang (182), Gia Lai (181), Nam Định (181), Hải Dương (181), Kiên Giang (172), Hòa Bình (163), An Giang (161), Quảng Nam (158), Bình Thuận (157), Quảng Ngãi (151), Đồng Tháp (150), Thái Nguyên (137), Sóc Trăng (134), Ninh Bình (131), Nghệ An (129), Quảng Trị (114), Phú Thọ (111), Đồng Nai (105), Đắk Nông (103), Hà Nam (95), Yên Bái (86), Lào Cai (74), Sơn La (67), Bắc Kạn (66), Lạng Sơn (66), Bình Dương (59), Long An (53), Ninh Thuận (46), Cao Bằng (39), Tuyên Quang (38), Tiền Giang (37), Quảng Bình (37), Kon Tum (26), Lai Châu (21), Hà Tĩnh (21), Điện Biên (20), Phú Yên (18).
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 30 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP Hồ Chí Minh (11), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.876.394 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.019 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.870.417 ca, trong đó có 1.485.221 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (507.338), Bình Dương (291.329), Đồng Nai (98.650), Tây Ninh (81.722), Hà Nội (64.965).
24 giờ qua, cả nước có 8.990 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.488.038 ca.
Cả nước đang có 6.352 bệnh nhân nặng, trong đó có: Thở ô-xy qua mặt nạ: 4.581 ca; Thở ô-xy dòng cao HFNC: 857 ca; Thở máy không xâm lấn: 134 ca; Thở máy xâm lấn: 760 ca; ECMO: 20 ca.
Từ 17 giờ 30 phút ngày 7/1 đến 17 giờ 30 phút ngày 8/1 ghi nhận 240 ca tử vong, bao gồm 18 ca tại TP Hồ Chí Minh, trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (3), Long An (3), An Giang (1).
Số ca tử vong tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (27), An Giang (20), Tiền Giang (15), Vĩnh Long (15), Long An (14), Cà Mau (14), Hà Nội (13), Đồng Tháp (12), Sóc Trăng (11), Kiên Giang (11), Tây Ninh (9), Cần Thơ (8 ), Khánh Hòa (7), Bình Dương (7), Bến Tre (6), Bà Rịa-Vũng Tàu (5), Trà Vinh (5), Huế (4), Bình Thuận (4), Phú Yên (2), Hậu Giang (2), Bạc Liêu (2), Quảng Ninh (2), Bình Định (2), Quảng Ngãi (1), Đắk Nông (1), Thái Nguyên (1), Đà Nẵng (1), Đắk Lắk (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 215 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.117 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 7/1 có 1.414.067 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 159.152.206 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.206.607 liều, tiêm mũi 2 là 70.770.669 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 10.174.930 liều.
Các địa phương thay đổi đánh giá cấp độ dịch
Ngày 8/1, theo báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về cấp độ dịch, trong tuần từ ngày 31/12 đến ngày 6/1, TP Hồ Chí Minh có cấp độ dịch ở mức độ 1, tức "vùng xanh". Như vậy, sau nhiều tuần TP Hồ Chí Minh có cấp độ dịch ở mức độ 2, nay đã chuyển xuống cấp độ 1.
Ngày 7/1, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh chính thức đưa khoa Covid-19 điều trị cho bệnh nhi với quy mô 150 giường đi vào hoạt động.
Tại Hà Nội, tối 7/1, UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Theo đó, toàn TP Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng).
Trong 30 quận, huyện, thị xã, có 2 huyện ở cấp độ 1 như 7 ngày trước (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh là Phúc Thọ và Phú Xuyên); có 20 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (tăng 2 quận, huyện) và 8 quận, huyện ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Hoàng Mai và Long Biên.
Tại tỉnh Quảng Ninh, để chủ động ứng phó với các cấp độ, quy mô dịch trong tình hình hiện nay, Sở Y tế Quảng Ninh đã lập kế hoạch thu dung, cách ly, điều trị trong tình huống có đến 10% dân số (khoảng 138.000 người) nhiễm Covid-19 trong 14 ngày. Cụ thể có 3 kịch bản: Tình huống có 2.000 bệnh nhân, trên 2.000-4.000 bệnh nhân (tương ứng 2-4% dân số tỉnh) và trên 4.000 bệnh nhân mắc Covid-19/ngày trở lên.
TP Hải Phòng tính đến 11 giờ ngày 8/1, toàn thành phố đã rơi vào vùng đỏ, tương đương cấp độ dịch nhóm nguy cơ rất cao khi số ca mắc Covid-19 ngày một tăng. Ngoài ra, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa biến chủng mới Omicron xâm nhập vào cộng đồng, thành phố Hải Phòng yêu cầu thiết lập nhanh khu vực test nhanh Covid-19 tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi các địa phương về việc sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương có thể sử dụng vaccine AstraZeneca, vaccnine Vero Cell (Sinopharm) hoặc vaccine mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine Vero Cell (Sinopharm).
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.