Vì sao các bên đều xác nhận thuốc lá làm nóng thuộc luật hiện hành?

Tại các cuộc hội thảo bàn về phương án quản lý thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử, nhiều đại diện các cơ quan bộ ngành, chuyên gia, đại biểu Quốc hội đều xác nhận sản phẩm thuốc lá làm nóng là thuốc lá. Chính vì vậy, như bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào khác đang lưu hành hợp pháp hiện nay, sản phẩm thuốc lá làm nóng cần phải chịu sự kiểm soát của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành. Theo đó, lý do để các bên khuyến nghị cần đưa thuốc lá làm nóng vào đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành là dựa trên các cơ sở pháp lý từ trong nước lẫn quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh cuộc họp. (Nguồn: Bộ Y tế)
Quang cảnh cuộc họp. (Nguồn: Bộ Y tế)

“Mổ xẻ” định nghĩa trong nước và khuyến nghị quốc tế

Theo công bố của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Vinacosh – đơn vị trực thuộc Bộ Y tế), Điều 1 khoản (f) của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FTCT) nêu rõ định nghĩa: “Các sản phẩm thuốc lá có nghĩa là các sản phẩm được hoàn toàn hoặc phần nào tạo ra từ vật liệu lá thuốc được sản xuất để dùng cho việc hút, mút, nhai hoặc hít”.

Mặt khác, theo Điều 2.1 của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Điều 2.3 bổ sung: “Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá”.

Định nghĩa theo Điều 1 khoản (f) của Công ước FCTC cho đến các Điều 2.1 và 2.3 của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay đều thể hiện rõ, việc xác định đâu là một sản phẩm thuốc lá chỉ xét đến “nguyên liệu thuốc lá" để làm cơ sở pháp lý định danh một sản phẩm có được xem là thuốc lá hay không, mà không xét đến quy trình sản xuất hay cách sử dụng của từng loại sản phẩm khác nhau, như thuốc lá điếu, xì gà (sử dụng bật lửa), thuốc lào (dùng kèm ống điếu), thuốc lá tẩu (kèm tẩu thuốc)… và các dạng khác, như thuốc lá làm nóng (kèm thiết bị làm nóng) như hiện nay.

Tại cuộc họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá thế hệ mới ngày 27/3/2024 vừa qua, trong phần phát biểu kết luận, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, để ban hành Nghị quyết về việc cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá thế hệ mới phải có đủ căn cứ. “Hệ thống văn bản pháp luật cần phân tích rõ là Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã tính đến những đối tượng này chưa, và có thể áp dụng cho các đối tượng này không”.

Dưới góc độ hỗ trợ các quốc gia trong việc xác lập hành lang quản lý thuốc lá làm nóng, tại kỳ họp Hội nghị Các bên tham gia công ước khung về kiểm soát thuốc lá lần thứ 8 (COP8) năm 2018 với quy mô toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định thuốc lá làm nóng là thuốc lá do có chứa nguyên liệu thuốc lá. Và vì đây là sản phẩm thuốc lá nên các nước cần áp dụng luật quốc gia để kiểm soát các sản phẩm thuốc lá làm nóng hiện diện trên thị trường. Khuyến nghị này hiện vẫn còn nguyên hiệu lực và được nhắc lại tại kỳ họp COP10 vào tháng 2/2024.

Vì sao các bên đều xác nhận thuốc lá làm nóng thuộc luật hiện hành? ảnh 1

Công ước khung FCTC. (Nguồn Vinacosh)

Tính dự báo trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá

Từng là một trong những “người trong cuộc” khi thông qua Luật Phòng chống tác hại thuốc lá 2012, trong tọa đàm "Thuốc lá thế hệ mới: Đủ điều kiện quản lý ngay theo Luật hiện hành" do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, định nghĩa về sản phẩm “thuốc lá" trong luật hiện hành đã được tiên liệu cho những sản phẩm phát sinh trong tương lai. Bà Lan phân tích Luật Phòng chống tác hại thuốc lá: “Khi chúng ta gọi tên thuốc lá thế hệ mới là đã có chữ ‘thuốc lá’ trong đó, đồng thời định nghĩa về thuốc lá trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã ghi rõ thuốc lá là sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ thuốc lá - một phần hoặc toàn bộ - dưới các dạng khác nhau”. Vì vậy, theo bà Lan, không cần phải thảo luận thêm về tính pháp lý, mà cần mạnh dạn áp dụng Luật Phòng chống tác hại thuốc lá sẵn có để quản lý tất cả các loại thuốc lá.

Từng tham gia thẩm định Nghị định thay thế cho Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Pháp luật dân sự-Kinh tế, Bộ Tư pháp cũng nhìn nhận, khi xây dựng Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, nhà làm luật bao giờ cũng đưa ra những nội hàm có tính dự báo để Luật được ổn định lâu dài.

Theo Báo cáo toàn cảnh thuốc lá toàn cầu của WHO, tính đến tháng 7/2021, đã có 184/195 quốc gia thành viên quy định quản lý thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, phân loại là sản phẩm thuốc lá hoặc danh mục các sản phẩm khác.

Còn Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn không ngừng phê duyệt thêm các sản phẩm thuốc lá làm nóng đã qua kiểm định khoa học. Từ năm 2019 khi cấp phép kinh doanh cho sản phẩm thuốc lá làm nóng đầu tiên, FDA đã phân loại sản phẩm này vào danh mục “Thuốc lá không đốt cháy”, nhằm phân biệt với “Thuốc lá đốt cháy” như thuốc lá điếu, xì gà... Đến năm 2021, FDA chính thức phân loại rõ danh mục “Thuốc lá làm nóng”.

Tại các cuộc hội thảo, khi đặt lên bàn cân giữa việc cần cấm hay quản lý, câu hỏi đặt ra là vì sao Việt Nam chưa quyết định đi cùng số đông với các quốc gia đang chứng minh hiệu quả trong việc kiểm soát hợp pháp thuốc lá làm nóng, trong đó bao gồm các nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Philippines...