Hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu không muốn bị tụt hậu. Điều này đặt ra trong bối cảnh Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn tối ưu để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Trong phát triển công nghiệp văn hóa ngày nay không thể không nhắc tới công nghiệp sáng tạo nội dung số. Đồng thời một trong những vấn đề cần thiết đặt ra là bảo vệ quyền tác giả cũng như các quyền liên quan.
Thời gian gần đây, tại Việt Nam xu hướng cover (hát lại) bài hát nổi tiếng được nhiều nghệ sĩ lựa chọn, như một cách để thử thách năng lực của bản thân trong việc làm mới các ca khúc vốn đã quen thuộc với khán giả. Nhờ đó thị trường âm nhạc thêm phần sôi động, phong phú, công chúng có thêm những trải nghiệm mới mẻ, nhiều ca khúc có tuổi đời hàng chục năm đến gần hơn với giới trẻ nhờ những cách thể hiện sáng tạo.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học-công nghệ, nhiều thách thức đang đặt ra đối với vấn đề bảo vệ quyền tác giả, nhất là với lĩnh vực điện ảnh, một trong những thể loại thường xuyên phải đối mặt với các hình thức xâm phạm bản quyền tinh vi, trắng trợn trên không gian mạng.
Ngày 7/11, tiếp nối bước tiến trong nỗ lực hợp tác và xử lý tình trạng vi phạm bản quyền trực tuyến ở Việt Nam, Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE) công bố việc đơn vị này vừa đóng cửa thành công hàng loạt trang web lậu có lượng truy cập lớn, thuộc cùng một tổ chức chuyên vi phạm bản quyền hoạt động tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Âm nhạc, điện ảnh và truyền hình là những lĩnh vực phát triển sôi động trong môi trường số hiện nay song cũng đối mặt tình trạng xâm phạm bản quyền, đòi hỏi những giải pháp cấp thiết và toàn diện. Đó là nội dung chính của Tọa đàm “Giải bài toán bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh, truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp Thủ đô Multimedia tổ chức ngày 26/9 tại Hà Nội.
Chiều 15/9, tại Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam, Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng”.
Vi phạm bản quyền nội dung số diễn ra phổ biến với tốc độ cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, phạm vi ngày càng rộng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín, thương hiệu của các cơ quan báo chí cũng như công cuộc chuyển đổi số báo chí. Do đó, bảo vệ bản quyền đang là vấn đề cấp bách đối với các cơ quan báo chí và đòi hỏi các giải pháp phải được thực hiện tổng thể, đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất.
Cuối tháng 8/2023 là thời hạn chót để các gã khổng lồ công nghệ hoàn tất điều chỉnh theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của Liên minh châu Âu (EU). Với các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngăn chặn thông tin sai lệch, DSA được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giúp EU làm sạch mạng xã hội.
Ngày 29/6, tại Hà Nội, Trung tâm Bản quyền số (thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam) và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác bảo vệ bản quyền hệ sinh thái học liệu số (hoclieu.vn).
Tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý vụ kiện xâm hại quyền tác giả với sói Wolfoo là diễn biến mới của cuộc chiến pháp lý giữa “cha đẻ” Wolfoo” và “cha đẻ” Peppa Pig - hai thương hiệu phim hoạt hình trẻ em có hàng tỷ lượt xem trên các nền tảng số toàn cầu.
Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 vừa qua, nhiều hoạt động sôi nổi diễn ra khắp cả nước đã thắp lên tín hiệu đáng mừng để tiếp nối những bước phát triển khởi sắc của ngành xuất bản và văn hóa đọc. Tuy nhiên, thực trạng của ngành vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, gây tác động tiêu cực đến quá trình chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Nhân Dân hằng tháng đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Nguyên (ảnh bên), Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam về vấn đề này.
Với hơn 161 triệu kết nối di động và hơn 70 triệu người sử dụng mạng xã hội (theo số liệu cuối năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông), sáng tạo nội dung số là một lĩnh vực tuy mới mẻ tại Việt Nam, nhưng bùng nổ rất nhanh, nhất là trong lĩnh vực giải trí, văn hóa nghệ thuật.
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam và Tổng đài 1900 2685 tiếp nhận khai báo vi phạm bản quyền.
Sáng 21/7, tại Hà Nội, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Liên minh Giải trí và Sáng tạo ACE (Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ-MPA) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam”.
Ngày 3-9, Lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và CLB chủ quản Viettel đã có phản ứng sau sự việc cầu thủ Quế Ngọc Hải vi phạm bản quyền hình ảnh đội tuyển quốc gia (ĐTQG) Việt Nam sau khi tham gia đóng quảng cáo.