Những bản khắc tranh dân gian bằng gỗ ở một cửa hàng khắc dấu trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

[Ảnh] Thổi hồn văn hóa dân tộc vào những miếng gỗ vuông tròn

Gắn liền với một phần văn hóa của dân tộc Việt Nam, triện khắc không chỉ là một nghề thủ công, mà từ lâu đã trở thành môn nghệ thuật trang trọng có quan hệ mật thiết với thư pháp. Đâu đó ở những góc phố cổ của Thủ đô, lẫn trong nhịp sống hiện đại ngày càng hối hả, các nghệ nhân triện khắc hiếm hoi còn sót lại vẫn miệt mài sáng tạo, nỗ lực giữ nghề gia truyền trước những quy luật và vòng xoáy của thời gian.
Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)

Tầm nhìn của Đảng ta trong định hướng, phát triển văn hóa dân tộc

Trong các kỳ nghỉ lễ gần đây, tôi có thêm cơ hội chiêm nghiệm sự ngưỡng mộ, của bạn bè quốc tế đối với những thành tựu trong công cuộc đổi mới, sự phát triển của đất nước ta. Thật tự hào, đúng như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: Ðất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay.
Không gian Trúc Lâm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. (Ảnh HT)

Không gian Trúc Lâm, điểm đến xanh hút khách

Lâu nay, vấn đề kết nối các không gian để tạo nên trải nghiệm tham quan liền mạch, trọn vẹn cho khách tham quan chưa thật sự được các bảo tàng ở nước ta quan tâm. Với sự xuất hiện của không gian Trúc Lâm, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã trở thành đơn vị tiên phong cho xu hướng kiến tạo những không gian kiến trúc xanh có khả năng “đối thoại” hài hòa về cả mặt thiết kế và nội dung trưng bày.
Sản xuất hoa công nghệ cao tại thành phố Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng.

Động lực cho Tây Nguyên vươn mình mạnh mẽ

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, nhưng chưa phát triển tương xứng. Từ khi Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị được ban hành và triển khai hiệu quả, cùng với Quy hoạch vùng Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng đất phên giậu phía tây Tổ quốc đang có vận hội mới để phát triển mạnh mẽ, nhanh và bền vững.
Nhóm sinh viên Trường đại học FPT đi khảo sát thực hiện dự án “GenZ dệt ZènG” tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).

Những người trẻ đam mê văn hóa dân tộc

Mang tinh thần trẻ trung, sáng tạo, những bạn trẻ đam mê tìm hiểu văn hóa và nghệ thuật dân tộc là sinh viên Trường đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ, số hóa các hoa văn zèng trên thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Việc tích hợp hoa văn zèng với đồ họa kỹ thuật số vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống, vừa góp phần bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống thổ cẩm zèng bằng các phương tiện hiện đại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Vững bước, tự tin, tạo bước phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch nhanh, bền vững

Sáng 3/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với chủ đề “Phát huy vai trò động lực của văn hóa, thể thao và du lịch đối với sự phát triển bền vững đất nước”. 
Ðiểm du lịch xã Ngọc Chiến, Mường La với những chiếc cọn nước thu hút đông khách du lịch.

Sơn La khai thác tiềm năng du lịch văn hóa-lịch sử

Tỉnh Sơn La nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Bắc, là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, có nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú… Từ lợi thế đó, Sơn La đã thu được những thành quả trong khai thác, phát huy tiềm năng du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.
Những ngôi nhà sàn cổ của người Tày ở Bản Vèn, xã Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Đến Kim Hỷ vương vấn nếp nhà sàn cổ

Khi chúng tôi đặt chân đến trung tâm xã Kim Hỷ, huyện Na Rì (Bắc Kạn) cũng là lúc những tia nắng ban mai mùa thu ấm áp của một ngày mới bừng lên trên bản nhỏ vùng cao. Những mái nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ chưa tan hết bên các triền đồi và những con đường nhỏ uốn cong mềm mại hiện lên trong lớp sương mờ. Ðó là chứng nhân bao đời nơi vùng đất ôm ấp, lưu giữ, trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc và cũng là sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách phương xa.
Biểu diễn múa khèn dân tộc H’Mông tại một ngày hội.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi, tuy nhiên cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức, nhất là trước sự xuất hiện của không ít luồng tư tưởng ngoại lai và những trào lưu xấu độc. Nhận diện những vấn đề đang đặt ra, từ đó có giải pháp hữu hiệu để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết, cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Nhóm nghệ sĩ trẻ trao đổi về dự án "Lên Ngàn".

Khai thác chất liệu truyền thống trong các sáng tác đương đại

Không chỉ là chất liệu và nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật, khai thác giá trị âm nhạc và diễn xướng truyền thống đã trở thành một cách thức làm nghệ thuật. Khái niệm “truyền thống mới” đang được các nhà sản xuất, nghệ sĩ, người sáng tạo vận hành như một phương thức thực hiện các dự án về điện ảnh, âm nhạc, phim tài liệu.
Thành phố Hà Nội tôn vinh các Gia đình văn hóa tiêu biểu để lan tỏa những giá trị văn hóa gia đình trong cộng đồng.

Vun đắp giá trị văn hóa gia đình

Xây dựng văn hóa gia đình là một trong những mục tiêu quan trọng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ cuộc vận động này, trên địa bàn Thủ đô ngày càng có nhiều tấm gương Gia đình văn hóa tiêu biểu, khi cả nhà cùng có học vấn cao, cả gia đình bốn thế hệ sinh sống mà vẫn trong ấm, ngoài êm hay có những gia đình vừa giữ gìn hạnh phúc cho tổ ấm, vừa cống hiến cho cộng đồng.
Học sinh thành phố Đồng Hới tham quan, tìm hiểu tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình.

“Sống lại” những ký ức về vùng "đất lửa" Quảng Bình

Vẫn là sự trầm tư của hiện vật qua bao năm tháng, là những bức ảnh, tài liệu chép tay về một thời xưa cũ, song với cách làm mới của mình, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình đã giúp bảo tàng “sống lại” những ký ức. Người xem chạm đến những cung bậc cảm xúc khi chiêm ngưỡng các hiện vật lịch sử, văn hóa trưng bày tại bảo tàng, để từ đó thêm hiểu và yêu hơn vùng “đất lửa” Quảng Bình.