Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới

NDO - Sáng 9/11, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)".
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”.
Quang cảnh hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, dự và chủ trì hội thảo. Cùng chủ trì, có đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cùng đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Học viện.

Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới ảnh 1
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu khai mạc hội thảo “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ: Kết quả đạt được qua triển khai Chương trình khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)” thời gian qua đã có những đóng góp rất quan trọng về mặt khoa học, đúc rút được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn, tạo sự lan tỏa về mặt tri thức, góp phần đổi mới tư duy, nhận thức lý luận, hoạch định các đường lối, chủ trương của Đảng và nhất là trực tiếp phục vụ hữu hiệu việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới ảnh 2

Quang cảnh hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”.

Theo đồng chí Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hội thảo khoa học lần này, cùng với tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được qua triển khai Chương trình khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia, cần tập trung trao đổi, thảo luận, hoàn thiện, bổ sung các kết quả nghiên cứu, đáp ứng kịp thời những yêu cầu, giải đáp các vấn đề rất mới mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặt ra thời gian qua, nhất là những tư tưởng chỉ đạo rất mới, rất hệ trọng, cấp bách của Tổng Bí thư Tô Lâm đối với sự phát triển của đất nước ta thời gian tới.

Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới ảnh 3

Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”.

Tại hội thảo, các tham luận, ý kiến gửi đến, trình bày đều phân tích sâu, làm rõ hơn những nội hàm mới, kiến nghị những định hướng, giải pháp mới đối với những vấn đề hệ trọng mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong các phát biểu gần đây. Đó là nội hàm của “kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” gắn với việc hiện thực hóa ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; về vai trò, vị trí, đặc điểm của kỷ nguyên phát triển mới tiếp theo kỷ nguyên hòa bình và độc lập, thống nhất, kỷ nguyên đổi mới và phát triển, kỷ nguyên trong thời đại Hồ Chí Minh.

Hội thảo xuất phát từ tư tưởng của Bác về chủ nghĩa xã hội, về độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân, lời dạy của Người khi đi thăm các địa phương, cho rằng cần thiết nghiên cứu để cụ thể hóa mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với ba trụ cột: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong thực tiễn phát triển của các địa phương.

Trong đó, đặc biệt lưu tâm yêu cầu thực hiện thật tốt chính sách an sinh xã hội đi đôi với phát triển xã hội; ưu tiên đặc biệt cho phát triển hạ tầng văn hóa, y tế, giáo dục, nhà ở cho hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng quê hương cách mạng, thể hiện rõ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, mang lại ý nghĩa sâu sắc hướng tới việc kỷ niệm 80 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng.

Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới ảnh 4

Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”.

Từ những tư tưởng của Bác về phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, liên hệ, hội thảo cũng làm rõ ý nghĩa đối với yêu cầu phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất mới, gắn liền với hoàn thiện quan hệ sản xuất hiện nay, nhất là trong bối cảnh mới mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa thể chứng kiến như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng…

Cùng xuất phát từ tư tưởng của Bác về ích nước, lợi dân; việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh, các ý kiến, tham luận tại hội thảo đã tập trung làm sâu sắc hơn luận cứ cho yêu cầu phải tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản đối với sự phát triển, nhất là về thể chế, về bộ máy của hệ thống chính trị, tạo tiền đề quan trọng cho việc đẩy mạnh hơn nữa đột phá về thể chế để huy động, giải phóng, khơi thông các nguồn lực phát triển bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân.

Từ tư tưởng của Bác về chống lãng phí, phân tích các hình thức, biểu hiện, nhiều ý kiến nêu bật hơn những yêu cầu của cuộc đấu tranh chống lãng phí hiện nay, đề xuất những định hướng, giải pháp để thực hiện cuộc đấu tranh chống lãng phí hiện nay có hiệu quả.

Từ tư tưởng của Bác về công tác cán bộ, về cán bộ là cái gốc của mọi công việc, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, hội thảo đã làm rõ hơn nội hàm, tính cấp thiết của đột phá về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.