Chỉ hơn một tháng sau khi nhận phán quyết vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ, Google lại tiếp tục đối mặt vụ kiện chống độc quyền thứ hai tại Xứ Cờ hoa. Cùng với Mỹ, nhiều nước trên thế giới đang siết chặt quản lý các tập đoàn công nghệ lớn, còn gọi là Big Tech, nhằm tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngày 5/8, một thẩm phán Mỹ ra phán quyết khẳng định Google đã vi phạm luật chống độc quyền khi chi hàng chục tỷ USD để xây dựng thế độc quyền bất hợp pháp và trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên toàn cầu.
Hàng loạt ông lớn công nghệ (Big Tech) đang đối mặt rắc rối pháp lý khi các quốc gia siết chặt quy định quản lý. Trong bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, câu chuyện về trách nhiệm của doanh nghiệp công nghệ trong việc xây dựng một môi trường mạng an toàn cho người sử dụng và thúc đẩy cạnh tranh công bằng tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận.
Ngày 27/6, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng các nghị sĩ của khối này đã đạt được thỏa thuận về Đạo luật Dữ liệu, trong đó bao gồm những quy tắc kiểm soát việc các ông lớn công nghệ Mỹ (Big Tech) và các công ty khác sử dụng dữ liệu người dùng và doanh nghiệp châu Âu.
Hàng loạt quy định siết chặt kiểm soát các nền tảng trực tuyến đang tạo gánh nặng cho các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Hoạt động đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI), hướng phát triển đầy triển vọng, cũng vấp phải khó khăn khi ngày càng nhiều nước thúc đẩy quản lý chặt chẽ AI.
Theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA), được triển khai cách đây 4 tháng, các cơ quan quản lý có thể kiểm soát nội dung để giảm các bình luận có hại và đặt ra các quy tắc cho việc sử dụng AI.
Sau giai đoạn phát triển bùng nổ trong thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, các “ông lớn công nghệ” (Big Tech) đang nỗ lực vượt qua những khó khăn phát sinh từ tình hình ảm đạm của kinh tế toàn cầu. Những bước tiến vượt trội của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đặt nhóm Big Tech trước áp lực nặng nề phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tầm quan trọng của điện toán đám mây được Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Cấu phần quan trọng nhất của hạ tầng số Việt Nam là điện toán đám mây". Thế nhưng, ông cũng trăn trở, 80% thị phần "trên mây" của Việt Nam thuộc về các công ty nước ngoài.
Ngày 8/9, Nhà Trắng đã công bố 6 nguyên tắc để cải tổ các nền tảng của các công ty công nghệ hàng đầu (Big Tech) gồm Facebook - thuộc Meta Platform, Google - thuộc Alphabet, Apple và Amazon.
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ (Big Tech) sẽ phải báo cáo về các biện pháp phát hiện và gỡ bỏ những nội dung mang tính lạm dụng trẻ em khỏi nền tảng trực tuyến của mình nếu không muốn phải chịu án phạt lên tới 383 nghìn USD/ngày từ nhà chức trách Australia.
Nhiều nước trên thế giới đang “vào cuộc” siết chặt quản lý với các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Động thái này nhằm điều chỉnh hoạt động của các Big Tech và tạo ra một không gian kỹ thuật số an toàn hơn cho người dùng, thông qua việc xử lý mạnh tay các nền tảng trực tuyến vi phạm quy định về nội dung đăng tải hay cạnh tranh không lành mạnh.
Các ông lớn công nghệ như Google hay Meta sẽ phải siết chặt kiểm soát, xử lý nội dung bất hợp pháp trên nền tảng trực tuyến nếu như không muốn nhận án phạt nặng từ phía Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 7/3, tập đoàn Microsoft đã ra mắt trung tâm dữ liệu thứ tư ở Ấn Độ, đặt tại bang Telangana - một bước đi cho thấy “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tiếp tục kỳ vọng vào xu hướng tiêu dùng số đang gia tăng ở thị trường đầy tiềm năng này.
Một nhóm các nghị sĩ lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ, đứng đầu là Amy Klobuchar (đảng Dân chủ) và Chuck Grassley (đảng Cộng hòa), dự kiến đề xuất một dự luật mới nhằm ngăn cản các nền tảng của nhóm “đại gia công nghệ” Mỹ (Big Tech) ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ của họ.