Trụ cột để giải quyết thách thức

Mô hình hợp tác với Tunisia, đối tác ngoài Liên minh châu Âu (EU), để quản lý dòng người di cư nhận được sự hoan nghênh của các quốc gia thành viên trong khối. Dù còn nhiều khác biệt trong cách tiếp cận, song các thành viên EU cùng nhìn nhận sự hợp tác với các nước bên ngoài là trụ cột quan trọng để giải quyết thách thức dai dẳng với Liên minh Cờ xanh.
0:00 / 0:00
0:00
Hàng chục chiếc thuyền gỗ do người di cư sử dụng để đến quần đảo Canary được thấy tại cảng Arinaga, thuộc đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha, ngày 7/6/2022. (Ảnh: Reuters)
Hàng chục chiếc thuyền gỗ do người di cư sử dụng để đến quần đảo Canary được thấy tại cảng Arinaga, thuộc đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha, ngày 7/6/2022. (Ảnh: Reuters)

Hội đồng châu Âu (EC) đã thông qua kết luận của hội nghị thượng đỉnh EU về việc thúc đẩy quan hệ với các đối tác bên ngoài khối, trong đó hoan nghênh thỏa thuận đang đàm phán với Tunisia về vấn đề người di cư.

Chỉ hai tuần trước khi các nhà lãnh đạo cấp cao EU họp ở Brussels, một trong những vụ chìm tàu chở người di cư tồi tệ nhất đã xảy ra ở Ðịa Trung Hải. Một tàu được cho là chở tới 750 người di cư đã chìm ngoài khơi Hy Lạp. 104 người được cứu, 82 thi thể được tìm thấy, trong khi số phận của những người còn lại chưa được xác định.

EU hy vọng sớm ký được với Tunisia bản ghi nhớ về quan hệ đối tác, theo đó hai bên tăng cường nỗ lực quản lý dòng người di cư, ngăn chặn hoạt động vượt biên trái phép và truy quét các nhóm buôn người. Nếu hợp tác với Tunisia mang lại hiệu quả, EU sẽ nhân rộng mô hình này sang các quốc gia khác ven bờ Ðịa Trung Hải.

Tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày 29 và 30/6 vừa qua ở Brussels (Bỉ), trong hàng loạt chủ đề nóng được bàn thảo có vấn đề người di cư.

Chỉ hai tuần trước khi các nhà lãnh đạo cấp cao EU họp ở Brussels, một trong những vụ chìm tàu chở người di cư tồi tệ nhất đã xảy ra ở Địa Trung Hải. Một tàu được cho là chở tới 750 người di cư đã chìm ngoài khơi Hy Lạp. 104 người được cứu, 82 thi thể được tìm thấy, trong khi số phận của những người còn lại chưa được xác định.

Nằm ở khu vực phía bắc châu Phi, Tunisia là điểm trung chuyển phổ biến mà người di cư chọn để tìm đường vào châu Âu. Hành trình từ bờ biển của Tunisia đến đảo Lampedusa của Italia chưa đến 150km, song lại là một trong những tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới.

Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), hơn 27 nghìn người di cư đã chết hoặc mất tích kể từ năm 2014 trên tuyến đường di cư từ khu vực Bắc Phi sang Italia. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số người di cư chết, mất tích ở Địa Trung Hải lên gần 2.000 người.

Thủ tướng Italia Giorgia Meloni thăm Tunisia hai lần trong tháng 6 vừa qua. Trong chuyến thăm thứ hai, Thủ tướng Meloni đi cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Thủ tướng Hà Lan, với nỗ lực đạt được thỏa thuận hợp tác về người di cư với Chính phủ Tunisia.

Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), hơn 27 nghìn người di cư đã chết hoặc mất tích kể từ năm 2014 trên tuyến đường di cư từ khu vực Bắc Phi sang Italia. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số người di cư chết, mất tích ở Địa Trung Hải lên gần 2.000 người.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã đề cập đến một gói đầu tư và viện trợ lớn, hứa hẹn hỗ trợ nỗ lực ngoại giao để Tunisia có được khoản vay 1,9 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giúp nước này xoa dịu cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, vốn là yếu tố góp phần làm tăng số người di cư đến Italia qua Địa Trung Hải.

Gói viện trợ mà châu Âu cân nhắc cho Tunisia gồm khoản vay lên tới 900 triệu euro, viện trợ ngân sách 150 triệu euro và gói 105 triệu euro để quản lý di cư.

EU còn lên kế hoạch cấp thuyền, radar, camera giám sát và phương tiện giúp Tunisia tăng cường năng lực kiểm soát biên giới trên biển và trên đất liền. EU cũng tiếp tục tài trợ cho những người di cư châu Phi cận Sahara đi từ Tunisia tự nguyện trở về đất nước xuất xứ của họ.

Theo EC, kể từ đầu năm 2023, hơn 400 trường hợp đã hồi hương theo gói tài trợ này của EU.

Sau "đỉnh làn sóng di cư" với hơn một triệu người tị nạn Syria tràn vào châu Âu năm 2015, các thành viên EU có cách tiếp cận không đồng nhất trong vấn đề người di cư. Trong khi một số nước như Thụy Điển và Đức sẵn sàng chào đón một lượng lớn người di cư thì một số nước lại tăng cường kiểm soát biên giới, đẩy mạnh trục xuất và thắt chặt các quy định cấp phép tị nạn.

Cuộc di cư của hàng triệu người trốn chạy khỏi xung đột tại Ukraine một lần nữa làm các nhà lãnh đạo EU bối rối. Ba Lan và Hungary phản đối đề xuất các nước thành viên EU nếu không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận người di cư sẽ phải đóng một khoản phí 20.000 euro cho mỗi trường hợp vào một quỹ chung do EU quản lý.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết quan điểm của Ba Lan và Hungary được ghi nhận, song nhấn mạnh rằng vấn đề di cư là một thách thức chung, do đó cần có một phản ứng chung ■