Chào đời ở tuần thai thứ 27, chỉ nặng 1kg, chưa kịp tiêm trưởng thành phổi, bé gái con sản phụ T.T đã trải qua 2,5 tháng kiên cường trong Trung tâm Sơ sinh để phát triển khỏe mạnh bình thường.
Với việc triển khai phác đồ "giờ vàng", các y, bác sĩ đã cứu sống kịp thời hàng trăm trẻ sinh non, trong đó có những em bé chào đời ở tuổi thai cực thấp, chỉ nặng chừng 400-500gr.
Sản phụ 3 lần thai lưu, sinh non, đau đớn nhìn đứa con chào đời ở tuần 26, được hối hả cấp cứu, luồn vào cơ thể bé xíu những dây dợ duy trì sự sống chuyển lên Khu Hồi sức sơ sinh. Đứa trẻ chỉ nặng vẻn vẹn 400g, nằm bất động trong bọc ối, tím tái, nhược cơ, không cất nổi tiếng khóc. T. đã nghĩ tới tình huống xấu nhất, như 3 lần trước đây chị phải từ bỏ con...
Chiều cuối năm, các y, bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vẫn chiến đấu từng ngày, từng giờ để chăm sóc những em bé sinh non, có những em chỉ nặng 700-800gr. Tiếng máy monitor kêu tít tít lan khắp hành lang bé nhỏ. Phía ngoài sảnh, “Cây Điều ước” chứa ngàn vạn lời cầu nguyện từ các ông bố, bà mẹ có con non tháng đang dần trở thành hiện thực.
Chào đời ở tuần 25 và chỉ nặng vẻn vẹn 500g/bé, cặp song sinh ở Hà Nội đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc và nuôi dưỡng thành công.
Là trẻ sinh non đặc biệt ở tuần 28 chỉ nặng 700g, bệnh nhi H.A.T (huyện Sơn Động, Bắc Giang) lại mắc nhiều bệnh lý phức tạp, suy hô hấp, thoát vị bẹn nghẹt trái, bệnh phổi mạn, nhiễm khuẩn huyết đã được các bác sĩ dốc lòng cứu chữa.
Làm chủ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cứu sống trẻ sinh non chỉ nặng 7-8 lạng, triển khai kỹ thuật kangaroo hạn chế nhiễm khuẩn… tưởng chừng xa lạ với các bệnh viện tuyến huyện. Nhưng tại Mộc Châu, những kỹ thuật này đã được các bác sĩ đưa vào thường quy. Nhiều em bé đã may mắn sống sót mà không cần phải chuyển tuyến.