Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, các lực lượng chức năng ở Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động bảo đảm an toàn cho người dân và tàu thuyền.
Nhận định bão số 3 có thể đạt đến cấp siêu bão khi đổ bộ vào Cô Tô và nhiều khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, để bảo đảm an toàn cho nhân dân và tài sản, huyện Cô Tô đã ban hành Lệnh giới nghiêm tại các địa phương cấp xã trên địa bàn huyện, thời gian giới nghiêm từ 20 giờ ngày 6/9 cho đến khi bão số 3 tan.
Do ảnh hưởng của cơn bão quốc tế Doksuri đối với các chuyến đến, đi từ Đông Bắc Á, Hãng hàng không Vietnam Airlines tiếp tục phải thay đổi hành trình và lùi giờ nhiều chuyến bay để tránh vùng bão.
Ngày 19/10, cùng với việc theo dõi, cập nhật, thông tin về bão số 6, diễn biến thời tiết trên biển, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa, các địa phương vùng duyên hải rà soát, nắm chắc số lượng phương tiện, lao động còn hoạt động trên biển, cùng gia đình kêu gọi, hướng dẫn ngư dân, phương tiện vòng tránh, không đi vào khu vực nguy hiểm.
Trước diễn biến phức tạp của Bão số 5, lực lượng chức năng của tỉnh Bình Định đã thông báo, kêu gọi tàu thuyền di chuyển, tránh vùng nguy hiểm do bão gây ra.
Theo dự báo, từ nay đến cuối mùa mưa bão, sẽ còn có nhiều cơn bão mạnh ảnh hưởng đến nước ta. Công tác phòng chống bão lũ đang càng ngày càng được quan tâm hơn nhằm hạn chế thiệt hại. Dự báo chính xác của cơ quan khí tượng thủy văn về mưa, bão; sử dụng “bốn tại chỗ”; huy động cả hệ thống chính trị, thành lập ban chỉ huy tiền phương, huy động lực lượng công an, quân đội vào cuộc giúp dân phòng chống bão lũ... đã hạn chế thiệt hại lớn do mưa lũ gây ra.
Tối 27/9, tại tỉnh Quảng Trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp trực tuyến đầu cầu với 8 địa phương cũng như lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan để ứng phó với bão số 4 (Noru). Cuộc họp diễn ra trước khi bão vào đất liền.
Bão đổ bộ rồi bão tan, nhưng không có nghĩa như vậy là kết thúc phòng, chống bão. Bởi khi bão tan vẫn còn rất nhiều hình thái thiên tai khác gây thiệt hại có khi còn lớn hơn cả khi bão đổ bộ. Như mưa lớn sau bão, lũ dâng cao, lũ quét, sạt lở đất… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Nhân Dân xin giớp thiệu bộ phim ngắn: Bão tan.
Để kịp thời chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của cơn bão số 4, Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) lên phương án bảo đảm an toàn cho cán bộ công nhân viên, người lao động và hệ thống nhà xưởng; đồng thời chung tay cùng địa phương đón hàng nghìn người dân vào khu ký túc xá của Công ty tránh trú bão.
Vụ việc xảy ra trưa nay (27/9) tại một công trình xây dựng trên đường Bạch Đằng (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), làm nam công nhân rơi xuống hầm sâu 7m, bị gãy chân và đa chấn thương.
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đang chỉ đạo lực lượng phối hợp chính quyền các địa phương ven biển tìm kiếm 1 ngư dân mất tích khi cùng tàu cá di chuyển tránh bão Noru.
Thông qua trang Zalo chính thức, các địa phương Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế,... đã nhanh chóng gửi đi nhiều thông báo khẩn, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh bão Noru đến người dân.
Bão chồng bão kèm theo mưa lớn suốt những ngày qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục nghìn ha lúa mùa đang kỳ thu hoạch ở tỉnh Thái Bình. Chung tay giúp dân, hàng trăm bộ đội đóng quân trên địa bàn đã cơ động xuống các thôn xóm hỗ trợ thu hoạch lúa.