Năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, hướng tới Đại hội XIV của Đảng, là năm bứt phá để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách nhà nước của nhiệm kỳ. Chính vì vậy, thực tế này đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xử lý tốt các vấn đề phát sinh, tận dụng mọi thời cơ, động lực để phát triển.
Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, phù hợp khả năng thực hiện của các bộ, ngành, địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 mà Quốc hội, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là 1.700.988 tỷ đồng, trong đó dự toán thu nội địa 1.444.413 nghìn tỷ đồng, Tổng cục Thuế đã phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước được giao ngay từ những ngày đầu năm.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 mà Quốc hội, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là 1.700.988 tỷ đồng, trong đó dự toán thu nội địa 1.444.413 nghìn tỷ đồng, Tổng cục Thuế đã phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước được giao ngay từ những ngày đầu năm. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan thuế tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban, ngành, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu ngân sách; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quản lý thuế, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, tăng cường chống thất thu gắn với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Cơ quan thuế các cấp đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện miễn, giảm, gia hạn tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, đối thoại, giải đáp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc cho người nộp thuế; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm soát chặt chẽ công tác miễn, giảm và hoàn thuế bảo đảm đúng đối tượng, đúng chính sách; tăng cường quản lý, hạn chế nợ đọng thuế, góp phần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và khai thác tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế còn chú trọng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp nhằm hoàn thiện, đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về thuế phù hợp với các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế. Với sự quyết tâm cao của các đơn vị trong hệ thống, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, công tác thu ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 đã đạt được những kết quả quan trọng.
Đặc biệt, nhờ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách Nhà nước, đã kiến nghị xử lý tài chính, thu nộp ngân sách nhà nước và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp có vi phạm; giúp chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách.
Ngay từ đầu năm 2024, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo, quán triệt các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai kế hoạch thanh tra năm 2024; đồng thời bố trí lực lượng, tổ chức triển khai kịp thời các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, đáp ứng chỉ đạo của Chính phủ và ngành Tài chính.
Các đơn vị cần tiếp tục thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; chủ động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra; tích cực trao đổi, phối hợp, nắm thông tin từ các cơ quan liên quan; tập trung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm các vấn đề quản lý của ngành Tài chính; áp dụng nguyên tắc thanh tra, kiểm tra theo cơ chế rủi ro.
Do có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra và các nhiệm vụ đột xuất được giao nên chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra được nâng cao, kiến nghị đề xuất mang tính thiết thực. Qua thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị đồng thời kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương bổ sung các quy trình, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, điều hành, cơ chế chính sách bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với thực tế.
Cơ quan thuế tiếp tục tăng cường triển khai công tác thanh tra, kiểm tra thuế bảo đảm tránh chồng chéo, trùng lắp với kế hoạch của các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác theo quy định.
Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp có rủi ro cao, có dư địa thu lớn như các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh nền tảng số, bán hàng online, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh theo chuỗi, cho thuê nhà, kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý, kinh doanh vận tải, BOT...; thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro các hồ sơ hoàn thuế để thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các hồ sơ xác định có rủi ro cao; tích cực rà soát, kiểm tra việc kê khai và nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản; tăng cường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế và tội phạm về thuế.
Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp có rủi ro cao, có dư địa thu lớn như các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh nền tảng số, bán hàng online, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh theo chuỗi, cho thuê nhà, kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý, kinh doanh vận tải, BOT...; thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro các hồ sơ hoàn thuế để thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các hồ sơ xác định có rủi ro cao; tích cực rà soát, kiểm tra việc kê khai và nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản; tăng cường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế và tội phạm về thuế.
Ngoài ra, cơ quan thuế đã tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để đánh giá, trao đổi về thực trạng tình hình vi phạm của các doanh nghiệp, chia sẽ những kinh nghiệm, kỹ năng, biện pháp xử lý qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động kê khai thuế của người nộp thuế, tổ chức kiểm tra sau hoàn thuế kết hợp với thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác quản lý hóa đơn, kiểm soát rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử, tập trung triển khai ứng dụng tự động cảnh báo xuất khống hóa đơn điện tử theo hệ số K...
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, cơ quan thuế đã thực hiện 20.645 cuộc thanh tra, kiểm tra, bằng 96,2% so cùng kỳ năm 2023; kiểm tra được 244.008 hồ sơ, bằng 100,4% so cùng kỳ năm 2023. Số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 18.960 tỷ đồng, bằng 70,2% so cùng kỳ năm 2023 (trong đó: Tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 5.764 tỷ đồng; giảm khấu trừ là 1.000 tỷ đồng; giảm lỗ là 12.195 tỷ đồng).