Mia Group và Kaira Clan xây dựng hệ thống nền tảng kỹ thuật số cho nông nghiệp Việt Nam

NDO -

Sáng 4/11, tại Paris, nhân Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Pháp, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tập đoàn Mia Group và Tập đoàn Kaira Clan ký và trao biên bản ghi nhớ với mục tiêu hợp tác để xây dựng giai đoạn tiếp theo của Bản Đồ Trái Cây Việt Nam.

Văn bản thỏa thuận 3 dự án chiến lược với tổng chi phí dự tính lên đến 15 triệu euro.
Văn bản thỏa thuận 3 dự án chiến lược với tổng chi phí dự tính lên đến 15 triệu euro.

Hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác trong việc xây dựng hệ thống Nền tảng kỹ thuật số cho nông nghiệp Việt Nam; bao gồm sự kết hợp của Phòng thí nghiệm được chứng nhận tiêu chuẩn Phần Lan và SmartAgri với việc phát triển hệ thống tiếp thị và bán hàng, phân phối, hậu cần hoàn chỉnh nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng nông sản.

Văn bản thỏa thuận 3 dự án chiến lược với tổng chi phí dự tính lên đến 15 triệu euro, cụ thể:

Xây dựng hệ thống phòng Lab: Hệ thống phòng Lab được xây trên cả nước Việt Nam với mục tiêu thu thập và phân tích dữ liệu nông sản từ đó phân tích và định hướng cho việc phát triển, chăm sóc và thu hoạch cho người nông dân theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Phần Lan, với các hoạt động chính: Xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng trái cây theo tiêu chuẩn cao nhất của châu Âu (tiêu chuẩn Phần Lan) - Quality Standards, làm tiêu chuẩn áp dụng cho nền nông nghiệp thông minh (Smart Agri) và các sản phẩm xuất khẩu của dự án. Quy trình bảo đảm chất lượng, giám sát quá trình trồng - Quality Assurance, phân tích dữ liệu, giám sát toàn bộ quá trình, tư vấn, cảnh báo, hướng dẫn kỹ thuật trong phạm vi cấu phần dự án về Smart Agri. Kiểm định chất lượng trái cây - Quality Control, khâu kiểm tra cuối cùng trước khi sản phẩm đưa ra thị trường. Được chứng nhận tại Phần Lan và các tổ chức chất lượng châu Âu

Hệ thống “Nông Nghiệp Thông Minh”: Là dự án bao gồm quy trình đào tạo hướng dẫn, kiểm soát nông nghiệp và chuyển giao công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn Phần Lan, cao hơn tiêu chuẩn chung của châu Âu. Dự án bao gồm các hoạt động chính: Tư vấn, hỗ trợ giống và kỹ thuật canh tác tự động hóa, trồng hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao bền vững để tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. Thu nhật dữ liệu và kiểm soát chất lượng tự động toàn bộ quy trình, giám sát, phân tích và cảnh báo thời gian thực. Tư vấn và cung cấp công nghệ thông minh và hệ thống hậu cần thông minh, chia thành 3 giai đoạn phát triển.

Giai đoạn 1 (2022): triển khai nhanh để đưa vào vận hành, tập trung vào nghiên cứu ứng dụng, có tính thực tiễn cao để có thể áp dụng ngay, tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ triển khai. Dự kiến sẽ xây dựng thành công phòng Lab đầu tiên tại Việt Nam và phủ sóng các vùng thuộc đối tác của Mia với các công nghệ Nông nghiệp thông minh. Đồng thời, thu thập dữ liệu quan trọng cho dự án Fruitmap. Dự kiến vốn đầu tư là 3.5 triệu euro.

Giai đoạn 2 (2023): triển khai xây dựng phòng Lab thứ hai ở phía nam và phủ sóng công nghệ đến các đối tác trong khu vực. Đồng thời tiến hành triển khai dự án Hệ Thống Kinh Doanh và Dữ Liệu Trái Cây thông Minh bằng công nghệ Blockchain. Dự kiến vốn đầu tư là 3 triệu euro.

Giai đoạn 3 (từ 2024): Hoàn tất phần mềm quản lý thông minh làm nền tảng cho quản lý ở Mia Group, tạo nên sự minh bạch toàn diện trong quản lý và khả năng giám sát với thời gian thực 24/7 các vùng nông nghiệp đã được kết nối trong giai đoạn 1 và đầu giai đoạn 2. Hệ thống sẽ được tích hợp vào hệ thống quản lý hiện tại của Mia cũng như bao gồm việc quản lý chuỗi hậu cần khi xuất khẩu sang các nước khác. 

Giai đoạn này còn bao gồm nghiên cứu và phát triển (R&D). Khi đã có đủ dữ liệu lịch sử và dữ liệu khoa học, triển khai nghiên cứu phát triển những loại giống cây mới, vùng trồng mới… phù hợp thị trường và điều kiện tự nhiên tại Việt Nam. Dự kiến vốn đầu tư từ 2 triệu euro.

Xây dựng “Bản Đồ Trái Cây Việt Nam” ở giai đoạn 2 và 3 của dự án số 1: Áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến nhất (block chain) và chuyển đổi số (Digital Transformation) toàn bộ quá trình vận hành của cả 3 cấu phần của dự án; bảo đảm tính đồng bộ, kết nối nhịp nhàng giữa 3 cấu thành Lab, Smart Agri, Fruitmap trong tổng thể dự án và trong từng giai đoạn. Có thể tiến hành song song việc xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan như vùng trồng, hợp tác xã, chợ đầu mối nhưng những vấn đề liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm được kiểm định, chứng nhận thì phải phù hợp với tiến độ thiết lập Lab. Dự kiến vốn đầu tư 2,5 triệu euro. 

Giai đoạn 1 (2022-2023): Cổng thông tin số Digital Gateway về trái cây, cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực về trái cây và ngành nghề sản xuất trái cây tại Việt Nam cho 5N (Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông, Nhà đầu tư kinh doanh, Người tiêu dùng). Trong giai đoạn này, Kaira và Mia sẽ tập trung hỗ trợ các các bên xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống thông tin người dùng (Customer base).

Giai đoạn 2 (từ 2024 trở đi): triển khai Data Business Intelligent Platform, phát triển Fruitmap thành sàn giao dịch, mua bán, xuất khẩu và nhập khẩu trực tuyến các sản phẩm trái cây Việt Nam chất lượng châu Âu, bảo đảm chất lượng từ khâu sản xuất đến chế biến, logistics, tiêu thụ và lịch sử nguồn gốc sản phẩm. Giai đoạn này sẽ phát huy tối đa lợi thế của Accredited Laboratory, địa chỉ tin cậy của nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng và nhà đầu tư kinh doanh. Mục tiêu tiếp theo là phát triển mạnh các khách hàng chuyên nghiệp, mạng lưới lớn tại châu Âu (giai đoạn sau là Mỹ và Nhật Bản) kết hợp online và offline.

Mia Group mong muốn với văn bản thỏa thuận này sẽ mở ra được cánh cửa mới cho nền nông nghiệp Việt Nam, cải tiến được chất lượng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, hướng đến nền nông nghiệp bền vững.