Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về một số dự án luật như dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố. Qua thảo luận, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề môi trường, áp thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết hành vi người tiêu dùng…
Việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm đáp ứng những yêu cầu từ thực tiễn phát sinh, tạo môi trường pháp luật thống nhất và đồng bộ áp dụng trong nền kinh tế, khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành.
Bày tỏ nhất trí với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, rượu theo lộ trình, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần cân nhắc áp thuế này sau năm 2026 để giúp doanh nghiệp có thêm thời gian cơ cấu lại sản phẩm.
Việc Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát có đường với hàm lượng từ 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mức thuế suất 10% đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Mặc dù mục tiêu chính được nhấn mạnh là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, cải thiện sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn thu ngân sách, song vẫn có nhiều ý kiến chung quanh đề xuất này liên quan tác động kinh tế, xã hội và sức khỏe.
Theo chương trình dự kiến, tại đợt 2 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến 13 dự luật, trong đó có dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại dự luật, Chính phủ đề xuất 2 phương án: giữ nguyên tỷ lệ thuế suất hiện hành 75% và cộng 2.000 đồng/bao cho phương án 1, cộng 5.000 đồng/bao cho phương án 2, sau đó tiếp tục tăng hằng năm, hướng đến mục tiêu tăng thuế tuyệt đối tới 10.000 đồng/bao vào năm 2030.
Nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, các chuyên gia cũng cho rằng phải có đánh giá tác động kỹ lưỡng để xác định mức thuế và lộ trình phù hợp, nhằm tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích lâu dài cho nền kinh tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khói thuốc chứa khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư, là nguyên nhân gây ra tám triệu ca tử vong/năm trên thế giới và 100.000 ca tử vong/năm tại Việt Nam.
Ngày 18/10, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề “Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030”.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá hướng đến mục tiêu hạn chế tiêu dùng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu tăng thuế quá nhanh, vô hình trung lại kích thích thuốc lá lậu bùng phát, gây nhiều hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Do đó, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ cân nhắc mức tăng thuế thuốc lá một cách phù hợp, tránh gây sốc, đồng thời sử dụng tổng hợp các biện pháp để hạn chế tiêu dùng thuốc lá, thay vì chỉ dựa vào công cụ kinh tế thông qua tăng thuế.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, chiều 26/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Ngày 19/9, Ngân hàng trung ương Ukraine đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 13%, đồng thời dự báo, lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới do chi phí năng lượng cao hơn và thuế tiêu thụ đặc biệt gia tăng.
Tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng, trong đó có 4 dự án luật mới, gồm: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Nhà giáo, Luật Dữ liệu và Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Những năm qua, công tác chống buôn lậu thuốc lá đạt nhiều kết quả tích cực nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chính phủ cùng sự vào cuộc của các ban, bộ, ngành và địa phương. Nhiều vụ vận chuyển, buôn bán thuốc lá nhập lậu số lượng lớn đã bị phát hiện, xử lý. Song với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, các đối tượng buôn lậu vẫn tìm mọi cách, lợi dụng các kẽ hở để đưa thuốc lá lậu vào tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Ngày 1/8, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp Hội tư vấn thuế (VTCA) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô-tô (VAMA) tổ chức hội thảo Dự thảo quy định sửa đổi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô-tô: Tác động và kiến nghị.
Chiều 30/7, tại Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức tọa đàm “Chính sách thuế đối với đồ uống có cồn” để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn, Hiệp hội các doanh nghiệp trao đổi, thảo luận, cho ý kiến tham gia đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và góp ý hoàn thiện về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thực hiện các chủ trương, chiến lược đã được ban hành.
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng thuốc lá là chính sách đúng đắn nhằm điều tiết hành vi người dùng, tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có lộ trình triển khai phù hợp, không nên tăng đột ngột thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá nhằm tránh những tác động tiêu cực.
Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2024/NÐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.
Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần, gây ra nhiều bệnh thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, răng miệng… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm tác hại từ đồ uống có đường, biện pháp quan trọng nhất là tăng giá của chúng bằng thuế.
Việc thiết kế chính sách thuế cần những giải pháp hài hòa để giúp tăng thu ngân sách, nhưng vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp trong nước phục hồi, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.
Quan điểm của các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo khoa học Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 4/7 là chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia trước năm 2026.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP ngày 21/6/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô-tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, cùng với đó là gần 1/3 trẻ em tiêu thụ nước ngọt thường xuyên ít nhất một lần/ngày.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiếp tục có kiến nghị gửi Bộ Tài chính, yêu cầu nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với game online, xăng, đồ uống có đường và không cồn... trong góp ý với Bộ Tài chính về hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Các chuyên gia đều đồng thuận nhận định cần đánh giá kỹ hơn thực trạng hoạt động của các công ty hoạt động trong lĩnh vực game online để từ đó có đề xuất cụ thể hơn trong trường hợp đánh thuế.
Mới đây, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến về xây dựng dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó đề xuất mở rộng cơ sở tính thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp thông lệ quốc tế đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường như: đồ uống có đường, thức uống đại mạch (bia) và thuốc lá thế hệ mới,...
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tăng thuế là biện pháp kiểm soát tốt nhất tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam như hiện nay. Với mức tăng thuế đủ lớn, sẽ giảm được số người hút thuốc, giảm bệnh tật và tử vong.