Phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường nông sản chứng kiến giá ngô và đậu tương sụt giảm. Giá ngô kỳ hạn tháng 12 quay đầu giảm mạnh hơn 1% về mức 165,64 USD/tấn, trong khi đậu tương kéo dài chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp với mức giảm hơn 1,72% về mức 373,41 USD/tấn.
Sau 5 phiên tăng liên tiếp vào tuần trước, giá ca-cao mở đầu tuần giao dịch mới với mức giảm mạnh gần 7% so tham chiếu. Điều kiện thời tiết thuận lợi cho hoạt động sản xuất ca-cao tại Bờ Biển Ngà, quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới đã gây sức ép lên giá trong phiên hôm qua.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (16-22/9), giá dầu thế giới nối dài đà tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính thức hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, bên cạnh đó nguồn cung sụt giảm từ Mỹ cũng đã thúc đẩy đà tăng trên thị trường hàng hóa.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết lực mua mạnh đã diễn ra trên thị trường hàng hóa nguyên liệu tuần giao dịch vừa qua (9-15/9). Giá nhiều mặt hàng tăng vọt nhờ được hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô và cung cầu.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư đang chảy tích cực vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa ngày 12/9, chỉ số MXV-Index tăng 1,5% lên 2.102 điểm. Đáng chú ý, bảng giá nhóm năng lượng và kim loại rực xanh.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày hôm qua (5/9), chỉ số MXV-Index đã tăng 0,35% lên 2.097 điểm, kết thúc chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp trước đó. Sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới, song dòng tiền đầu tư vẫn còn khá thận trọng. Đáng chú ý, một số mặt hàng chủ chốt trong nhóm nguyên liệu công nghiệp và kim loại sau phiên đỏ lửa đã phục hồi mạnh.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong tuần cuối tháng 8 (26-1/9). Trong khi giá của 6 trên 7 mặt hàng nhóm nông sản đồng loạt tăng mạnh thì sắc đỏ bao phủ toàn bộ thị trường năng lượng.
Ngày 25/7, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo tham vấn ý kiến lần 1 “Phát triển ngành dịch vụ của TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khép lại nửa đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng khi một loạt các mặt hàng đua nhau tăng lên mức cao kỷ lục. Trong đó, diễn biến đáng chú ý nhất thuộc về nhóm kim loại và nguyên liệu công nghiệp. Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), bước sang quý III, giá hàng hóa sẽ tiếp tục biến động mạnh trước sự thay đổi khó đoán trong bức tranh cung-cầu và vĩ mô thế giới.
Kết phiên giao dịch ngày 17/6, giá ca-cao hợp đồng tháng 9 giảm mạnh 5,7%, xuống còn 9.151 USD/tấn. Trong tháng 5, lượng ca-cao xay của Bờ Biển Ngà, quốc gia xuất khẩu ca-cao lớn nhất thế giới, đã giảm 30% so cùng kỳ năm trước do nhu cầu yếu đi.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến phân hóa trong ngày hôm qua (14/5). Tuy nhiên, lực bán có phần chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index tiếp tục suy yếu 0,38% xuống 2.291 điểm.
Ngày 7/5, giá ca-cao tăng vọt 13,47% do thời tiết khô hạn tại Bờ Biển Ngà, quốc gia sản xuất ca-cao hàng đầu thế giới tiếp tục làm sâu sắc thêm lo ngại về nguồn cung. Trong khi đó, giá cà-phê Robusta giảm mạnh 4,6% trước những tín hiệu tích cực về triển vọng mùa vụ ở nước ta.
Đóng cửa ngày giao dịch 23/4, lực bán tiếp tục chiếm lĩnh trên bảng giá kim loại. Căng thẳng hạ nhiệt tại Trung Đông làm giảm nhu cầu trú ẩn bằng kim loại quý, kéo giá bạch kim suy yếu; giá đồng, giá quặng sắt đồng loạt giảm; giá bạc tăng nhẹ sau phiên lao dốc mạnh.
Kết thúc ngày giao dịch 23/4, giá dầu thế giới lấy lại đà tăng khi nguồn cung của một số quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới có dấu hiệu thu hẹp. Ngoài ra, đồng USD hạ nhiệt sau dữ liệu kinh tế kém sắc của Mỹ cũng đã thúc đẩy lực mua dầu thô do chi phí bớt đắt đỏ hơn. Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 1,78% lên 83,36 USD/thùng. Dầu Brent tăng 1,63% lên 88,42 USD/thùng.
Ngày 2/4, giá cà-phê Robusta kỳ hạn tháng 5 trên Sở ICE US tăng vọt 5,29% lên 3.663 USD/tấn, thiết lập đỉnh mới trong vòng 30 năm. Cùng với đó, cà-phê Arabica cùng kỳ hạn trên Sở ICE EU cũng tăng mạnh 3,1%, chốt ở mức 4.359 USD/tấn, cao nhất trong vòng 3 tháng.
Tuần qua, giá dầu ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh rủi ro địa chính trị tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung. Chốt tuần giao dịch ngày 22/3, giá dầu WTI tăng 0,06% lên 80,63 USD/thùng, dầu Brent tăng 0,11% lên 85,43 USD/thùng.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại tuần giao dịch 18-24/3, thị trường nhóm nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sự phân hóa. Trong đó, giá cà-phê Robusta tăng 1,51%, đánh dấu tuần tăng thứ 4 liên tiếp và chạm mức giá cao nhất trong 30 năm. Lo ngại thiếu hụt nguồn cung là chất xúc tác chính thúc đẩy lực tăng giá Robusta trong tuần qua.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (18/3) tiếp tục diễn biến phân hóa.
Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Australia mới đây đã đánh dấu mốc son mới khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Điều này hứa hẹn mở ra những cơ hội lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa…
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đón nhận lực mua tích cực trong ngày giao dịch đầu tuần. Giá trị giao dịch tăng hơn 8,6% lên mức trên 5.500 tỷ đồng.
Kết thúc giao dịch ngày hôm qua, hầu hết các mặt hàng kim loại đều giảm giá bởi sức ép của đồng USD. Đối với kim loại quý, giá bạc để mất 0,53% về 22,63 USD/ounce, mức thấp nhất trong gần hai tuần. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 885,1 USD/ounce sau khi giảm 1,33%.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa tiếp tục diễn biến phân hóa, nhưng sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên thị trường trong ngày giao dịch 26/2.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục diễn biến phân hóa, đón nhận lực mua khá tích cực trong ngày giao dịch hôm qua (21/2).