Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè cả nước ước đạt 78.000 tấn, trị giá 135 triệu USD, tăng 32,7% về lượng và tăng 34,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu chè bình quân đạt 1.727,7 USD/tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/7/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 241 triệu USD, tăng 14% so cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, xuất khẩu sang Hà Lan và Bỉ tăng trưởng 2 con số, lần lượt 19% và 21%, xuất khẩu sang Đức tăng 9% so cùng kỳ năm 2023.
Tổng Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovenia (CCIS) Vesna Nahtigal đề cập hàng loạt thuận lợi và những cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư, làm ăn tại Slovenia, một quốc gia có vị trí trung tâm châu Âu với nền kinh tế định hướng xuất khẩu cùng thế mạnh trong hàng loạt lĩnh vực như vận tải, logistics, kỹ thuật, dược phẩm... đồng thời có cảng Koper đóng vai trò là tuyến đường biển ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các thị trường Trung và Đông Âu.
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn và quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như sự cạnh tranh tại thị trường này ngày càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải thích ứng hiệu quả.
Việc xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa đã khó, xây dựng thương hiệu tại thị trường lớn như EU còn khó khăn hơn. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tuần qua của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều tiếp tục xu hướng giảm. Ngày 22/9, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 613 USD/tấn; Thái Lan 603 USD/tấn; Pakistan 598 USD/tấn.
Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển các cây công nghiệp như cà-phê, hồ tiêu, điều, chè… Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ cây công nghiệp hiện vẫn chưa có bước đột phá lớn.
Trong những tháng đầu năm 2023, thị trường Liên minh châu Âu (EU) vẫn “hút” một khối lượng đáng kể hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam, như: gạo, cà- phê, cao su, thủy sản… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa cao do tình hình lạm phát tại các quốc gia trong khu vực vẫn diễn biến phức tạp, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.
Là thị trường khắt khe bậc nhất thế giới, việc chuyển hướng sang sản xuất hữu cơ là con đường đưa nông sản Việt chinh phục thị trường EU và tận dụng hiệu quả EVFTA.
Nông sản vẫn được đánh giá là một trong những nhóm hàng tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường EU, trong bối cảnh nhu cầu thế giới dần phục hồi sau đại dịch. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng là một trong những yếu tố “đòn bẩy” cho nông sản Việt Nam vào khu vực thị trường này.
Mỗi năm, thị trường EU nhập khẩu rau, củ, quả khoảng 120 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rau, củ, quả toàn cầu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau, củ, quả của Việt Nam sang EU chỉ đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
Thị trường EU ngày càng chú trọng nhập khẩu các sản phẩm rau quả hữu cơ, áp dụng tiêu chuẩn chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm, đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường, cũng như đạo đức kinh doanh. Bởi vậy cần xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU tiến tới định vị thương hiệu mới của nông nghiệp Việt Nam.
Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có FTA với EU. Sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất nhiều loại rau quả vào EU giảm về 0%. Nhiều dòng rau quả nếu như trước đây chịu mức thuế suất 10-20% thì nay về 0%, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các nước chưa có FTA như Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Mỹ Latinh.
Chiều 17-9, tại trụ sở Công ty Vina T&T Group (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô hàng trái cây đầu tiên của Việt Nam sang thị trường EU (Liên minh châu Âu), thuế suất 0% theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).