Tháng vận động đồng hành cùng bảo hiểm xã hội

Tháng 5 năm 2023 là thời điểm diễn ra Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân lần thứ tư. Thông điệp chính của hoạt động này năm nay là “Đồng hành cùng bảo hiểm xã hội vì cuộc sống chất lượng hơn”.
0:00 / 0:00
0:00
Ra quân Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân lần thứ ba, tháng 5/2022, tại Hà Nội (Ảnh: Tâm Trung).
Ra quân Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân lần thứ ba, tháng 5/2022, tại Hà Nội (Ảnh: Tâm Trung).

Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xác định: “Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội” và “Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân”.

Trên cơ sở của Nghị quyết số 28-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền bảo hiểm xã hội vào ngày 21/11/2019.

Đề án nêu rõ, tháng 5 hằng năm được chọn là “Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân”. Sự kiện nhằm thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp nhân dân đối với chính sách bảo hiểm xã hội; tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đến hết năm 2022:
- Số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta đạt 17,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi
- Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 14,3 triệu người, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi
- Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 91,1 triệu người, nâng tỷ lệ bao phủ lên 92,03% dân số

Từ khi Quyết định số 1676/QĐ-TTg có hiệu lực, Tháng vận động đã diễn ra ba lần trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp ở nước ta và trên thế giới.

Năm 20202, trong lần đầu tiên thực hiện Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân, chủ đề của Tháng được lựa chọn là: “Chung tay thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân”. Diễn ra vào đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19, lễ ra quân được tổ chức vào ngày 23/5/2020 trên toàn quốc với các hình thức quân trực tuyến kết hợp trực tiếp tại các tỉnh, thành phố và cấp huyện trên phạm vi toàn quốc.

Vào năm 2021, khi đại dịch diễn biến phức tạp nhất ở nước ta, chủ đề truyền thông hưởng ứng tháng vận động là “Bảo hiểm xã hội cho tất cả mọi người”.

Năm 2022, Tháng vận động mang chủ đề “Bảo hiểm xã hội - điểm tựa của bạn và gia đình”. Chương trình tập trung truyền thông sâu rộng về ý nghĩa, vai trò, tính nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, quyền và lợi ích khi tham gia. Đồng thời, nhấn mạnh mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình…

Mục tiêu đặt ra trong năm 2023 là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39-40%. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,5-32%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2%.

Bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội quốc gia, đem đến cho người dân quyền tiếp cận với các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống. Việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn, duy trì sự ổn định trong cuộc sống và trong nhiều trường hợp giúp họ thoát nghèo.

Tính đến hết năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta đạt 17,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 38,07% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 14,3 triệu người, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 91,1 triệu người, nâng tỷ lệ bao phủ lên 92,03% dân số.

Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, mục tiêu đặt ra trong năm nay là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39-40%. Cùng với đó, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,5-32%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2%.