Du khách thích thú với "Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình.

Nhiều hoạt động hấp dẫn du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Ninh Bình

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 kéo dài 9 ngày. Đây là thời điểm được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đặt nhiều kỳ vọng, bởi du lịch Ninh Bình sẽ bước vào mùa cao điểm đón khách trong năm. Nắm bắt xu hướng và nhu cầu du xuân, trải nghiệm của du khách, các khu, điểm, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch của Ninh Bình đã và đang triển khai đa dạng các sản phẩm du lịch, thiết kế nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc sắc; thực hiện chương trình ưu đãi hấp dẫn, xây dựng các tour, tuyến tham quan, trải nghiệm văn hóa phục vụ người dân và du khách.
Chương trình không chỉ là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống mà còn khơi dậy tình yêu đối với quê hương và ý thức bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa trong cộng đồng.

"Không gian chợ Tết xưa" góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Tối 25/1, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức khai mạc "Không gian chợ Tết xưa" nhằm tái hiện nét đẹp và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới đông đảo nhân dân và du khách.
Cộng đồng người Việt tại Israel đón Xuân Quê hương Giáp Thìn

Cộng đồng người Việt tại Israel đón Xuân Quê hương Giáp Thìn

Ngày 1/3/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức chương trình Xuân Quê hương Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Tái hiện không gian Tết xưa”, với sự tham dự của trên 200 khách mời, bao gồm người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Israel; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng những người bạn nước ngoài của Việt Nam.
Giao thừa Tết xưa

Giao thừa Tết xưa

Theo tập tục lâu đời, ngày Tất niên đối với người Việt Nam không chỉ đơn giản là ngày kết thúc một năm cũ và mở đầu một năm mới âm lịch, mà còn là còn là ngày mừng những thành quả của cả một năm lao động vất vả, ngày để tưởng nhớ ông bà tổ tiên với tấm lòng thành kính, cũng là ngày những người con, người cháu tứ phương trở về sum họp gia đình. Ông bà, bố mẹ, con cháu cùng tề tựu, cùng chờ đón khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng trong niềm hân hoan, hạnh phúc. Ngày Tết-gắn bó sâu sắc mỗi người con đất Việt chính là vì lẽ đó.
Tái dựng một gian hàng Tết xưa.

Hoài niệm Tết xưa ở đất kinh kỳ

Tết là phong tục được duy trì qua bao nhiêu thế hệ cư dân nông nghiệp. Những nét phong tục Tết xưa qua những trang viết của các học giả nổi tiếng thời cận-hiện đại: Phan Kế Bính, Toán Ánh, rồi Lý Khắc Cung, Nhất Thanh… đã làm xao xuyến con tim bao người hậu sinh. Nhưng nay những hình ảnh Tết xưa đã trở nên sinh động, cụ thể qua các tư liệu ảnh và hiện vật được giới thiệu với công chúng trong Triển lãm “Tết Xưa” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức trong dịp xuân Nhâm Dần 2022.