Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đang thực hiện chuyến công du thứ 2 tới Tây Phi chỉ trong vòng chưa đầy 7 tháng qua. Diễn ra trong bối cảnh Tây Ban Nha đang oằn mình chống chọi làn sóng người di cư bất hợp pháp, chuyến công du của ông Sanchez nhằm tìm hướng xử lý tận gốc cuộc khủng hoảng đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân tại Xứ sở bò tót.
Các chính quyền quân sự ở Burkina Faso, Mali và Niger đã đặt bút ký “hiệp ước thành lập liên bang”, gây gia tăng lo ngại về tình trạng tách biệt của liên minh khỏi phần còn lại của khối Tây Phi. Diễn biến mới làm phức tạp thêm tình hình vốn đã rất khó khăn trong khu vực.
Ngày 13/8, đại diện Liên hợp quốc cho biết, mưa xối xả và lũ lụt nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến hơn 700 nghìn người ở Tây và Trung Phi, chỉ sau 2 tháng các khu vực này bước vào mùa mưa.
Ít nhất 89 thi thể đã được trục vớt ngoài khơi bờ biển Mauritania sau khi một chiếc thuyền di cư bị lật trong tuần này, hãng thông tấn nhà nước của quốc gia Tây Phi này đưa tin.
Hội đồng châu Âu quyết định không gia hạn Sứ mệnh hợp tác quân sự của EU ở Niger (EUMPM) sau ngày 30/6/2024 do tình hình chính trị nghiêm trọng hiện nay tại quốc gia Tây Phi này.
Niger và Mỹ ngày 19/5 ra tuyên bố chung cho biết, hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc Mỹ rút quân khỏi quốc gia Tây Phi này, theo đó, quá trình rút quân đã bắt đầu và sẽ hoàn tất vào ngày 15/9 tới.
Ba quốc gia châu Phi, gồm Niger, Guinea và Mali, vừa được Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, đáp lại thiện chí của ECOWAS, hai trong ba nước nêu trên là Mali và Niger cùng với Burkina Faso đều tuyên bố, rút khỏi khối này ngay lập tức.
Vấn đề an ninh là chủ đề nổi bật tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) diễn ra tại thủ đô Abuja của Nigeria, trong bối cảnh khu vực bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng sau một loạt cuộc chính biến tại các nước thành viên. Ngoài việc tăng cường hợp tác ngăn chặn nguy cơ đảo chính và đối phó chủ nghĩa cực đoan, các nhà lãnh đạo cũng tìm cách vực dậy nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng.
Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) thông báo bắt đầu rút lực lượng khỏi quốc gia Tây Phi. Hoạt động này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ giữa các nhóm vũ trang ở phía bắc Mali sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng giữa các nhóm này với lực lượng của chính quyền quân sự. An ninh khu vực Tây Phi cũng đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh Pháp cũng rút quân khỏi Niger.
Người phát ngôn của Tổng thống Nigeria Ajuri Ngelale cho biết, Nigeria đang cân nhắc khả năng xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Theo ông Ngelale, Chính phủ Nigeria đã bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn nhằm xác định những lợi ích và rủi ro của ý định này. Sau khi quá trình tham vấn kết thúc, Nigeria sẽ quyết định có xin gia nhập G20 hay không.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell thông báo, các bộ trưởng quốc phòng của khối này sẽ thảo luận về tình hình tại Gabon.
Chính quyền quân sự lên nắm quyền ở Niger sau cuộc đảo chính tháng 7 vừa qua tuyên bố sẽ ủy quyền cho lực lượng vũ trang các nước láng giềng Mali và Burkina Faso can thiệp vào lãnh thổ Niger trong trường hợp nước này bị tấn công.
Ngày 2/8, nhiều quốc gia châu Âu thông báo chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Niger do cuộc đảo chính tại quốc gia Tây Phi. Tuy nhiên, cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đều cho biết, chưa có kế hoạch sơ tán công dân chính thức.
Hãng Reuters đưa tin, Liên hợp quốc vẫn đang chuyển hàng viện trợ đến Niger mặc dù các quan chức của Liên hợp quốc tại nước này ngày 28/7 cho biết rằng, họ không có bất kỳ liên lạc nào với quân đội sau cuộc đảo chính vừa diễn ra.
Ngày 28/3, các cơ quan y tế Nigeria cho biết, số người tử vong vì sốt virus Lassa ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này đã tăng lên 142 trường hợp kể từ đầu năm 2023 đến nay.
Với động thái này, Pháp sẽ tiếp tục giảm sự hiện diện của họ tại khu vực Tây Phi, một khu vực đang phải đối mặt với sự trỗi dậy ngày càng gia tăng của các lực lượng Hồi giáo.
Chính phủ Burkina Faso ngày 23/1 xác nhận, Ouagadougou đã yêu cầu Pháp rút quân khỏi quốc gia Tây Phi trong vòng 1 tháng, khẳng định bước đi này đã được đề cập trong các điều khoản của thỏa thuận hợp tác quân sự giữa 2 bên.
Ngày 21/12, Chính phủ Gambia thông báo đã ngăn chặn thành công 1 âm mưu đảo chính quân sự, bắt giữ 4 binh lính tình nghi tham gia kế hoạch lật đổ chính quyền của Tổng thống Adama Barrow.
Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) cho biết, số người tử vong do sốt Lassa ở nước này từ đầu năm đến nay đã lên đến 171 người, bất chấp các biện pháp của chính phủ nhằm giảm thiểu số ca mắc trên toàn quốc.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 16/9 thông báo, Bộ Y tế Ghana đã tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát dịch bệnh do virus Marburg - 1 bệnh sốt xuất huyết gần như gây tỷ lệ tử vong tương tự Ebola - sau khi không có trường hợp nào được ghi nhận trong 42 ngày qua.
Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) ngày 7/9 khẳng định các quốc gia châu Mỹ đang trở thành tâm điểm của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ toàn cầu với hơn 30 nghìn trường hợp tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Peru và Canada.
Ca tử vong xảy ra chỉ 4 ngày sau khi giới chức y tế tại Mỹ đưa ra nhận định tốc độ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đang chậm lại và có thể căn bệnh này sẽ sớm được đẩy lui.
Ngày 19/8, ông Bankole Adeoye - người đứng đầu Hội đồng An ninh và hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) - đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ tiến trình chuyển đổi dân sự ở Burkina Faso, trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối mặt với các cuộc tấn công thánh chiến.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, ngày 23/7 đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, mức cảnh báo cao nhất của WHO.
Hội nghị cấp cao Liên minh châu Phi (AU) vừa diễn ra tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đã đề cập hàng loạt chủ đề nóng, trong đó nổi bật là vấn đề an ninh khu vực. Các nhà lãnh đạo châu Phi đã tập trung thảo luận nhằm tìm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng vốn khởi nguồn cho làn sóng bất ổn chính trị mới tại Tây Phi. Tuy nhiên, chấm dứt xung đột, bảo đảm an ninh khu vực vẫn là bài toán khó đối với “lục địa đen”.