

Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#tay chân miệng
Có 27 kết quả
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao nhằm phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, nhưng dịch sốt xuất huyết và tay, chân, miệng đang gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Ðể chủ động phòng, chống, nhất là không để xảy ra tình trạng "dịch chồng dịch", Bộ Y tế và chính quyền các địa phương đang tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Sốt cao không đáp ứng với điều trị, giật mình, quấy khóc dai dẳng kéo dài là ba dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tay chân miệng diễn biến nặng.
Ngoài nhầm lẫn với sốt mọc răng, nhiệt miệng, bệnh tay chân miệng còn hay bị chẩn đoán nhầm với sốt phát ban, thậm chí là thủy đậu do các nốt bóng nước trên cơ thể. Vì thế, phát hiện sớm triệu chứng và điều trị kịp thời rất quan trọng để tránh những biến chứng xảy ra.
Mặc dù tay chân miệng không phải là một bệnh mới, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ.
Nếu như đầu mùa dịch tay chân miệng năm 2020, số ca ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương khoảng 19-20 ca, thì năm nay, con số này đang là 125 ca, tăng gấp sáu lần. Mặc dù không có trường hợp biến chứng nặng, nhưng TS, BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, sự gia tăng này cũng là một lời cảnh báo khi dịch bệnh tay chân miệng đang vào mùa.
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng.
Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng, chống.
Bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương hành não nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng, một bé trai ba tuổi tại Phú Thọ đã được các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cứu sống sau gần hai tháng điều trị.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, thông tin không có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em là thông tin thiếu chính xác, có thể gây hiểu lầm và gây tâm lý hoang mang trong dư luận.
Chiều 18-9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Lâm Đồng cho biết, địa phương vừa phát hiện 24 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tại hai trường mầm non ở huyện Cát Tiên và TP Đà Lạt.
Tính từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc tay chân miệng. Trong hai tháng vừa qua, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh lý này đã tăng gấp 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại một số tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng..., Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã gửi Công văn Khẩn số 583/DP-DT đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.
Với số ca tay chân miệng đang lan nhanh tại một số nơi ở Hà Nội, các bác sĩ lo ngại có thể chúng ta sẽ phải trải qua một đợt dịch tương tự năm 2013.