Lễ Tế Xuân là nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, Lễ Tế không chỉ đơn thuần là dịp để bà con sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh mà còn mang đậm những nét đặc trưng văn hóa truyền thống đã được gìn giữ tự bao đời, có ý nghĩa rất linh thiêng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới làm ăn thuận lợi, may mắn.
Những năm gần đây, du lịch văn hóa, tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Du lịch văn hóa, tâm linh luôn gắn với những không gian văn hóa có yếu tố linh thiêng, ở đó, du khách tham quan, cúng tế, cầu nguyện, thiền, chiêm bái, tham gia lễ hội... Số lượng khách tham gia du lịch văn hóa, tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, cho thấy du lịch văn hóa, tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Nhà nước cũng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị nhân văn cao cả.
Dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, cùng với những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, nhiều điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan, vãn cảnh. Du khách đến với các điểm du lịch tâm linh không chỉ được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, mà còn có cơ hội để tìm hiểu về truyền thống văn hóa của mảnh đất, con người Tuyên Quang.
Mê Linh, một huyện ngoại thành của Hà Nội, nổi bật không chỉ với nghề trồng hoa truyền thống mà còn với tiềm năng du lịch văn hóa và tâm linh đang phát triển mạnh mẽ. Nằm cách trung tâm thủ đô không xa, Mê Linh là vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố tự nhiên, lịch sử và văn hóa để trở thành một điểm đến hấp dẫn, gắn kết giữa thiên nhiên và văn hóa dân gian.
Ngày 18/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hà Nam năm 2024, nhằm nâng cao thương hiệu, vị thế của “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới” và quảng bá “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”. Với chủ đề: Hà Nam-Hành trình kết nối, chương trình là sự kiện tiêu biểu trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Du lịch Hà Nam năm 2024.
Được tạo hóa ưu ái ban tặng lợi thế và tiềm năng về du lịch, tỉnh Hà Nam đã dành sự quan tâm, chú trọng trong việc phát triển thương mại-dịch vụ trong những năm qua. Nhờ đó, người dân địa phương được tạo đòn bẩy để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống sinh hoạt.
“Mừng lúa mới” là nghi lễ nông nghiệp cổ truyền của các tộc người gắn bó với cây lúa rẫy, lúa nước ở miền đất đại ngàn Tây Nguyên. Theo chu kỳ canh tác cây lúa, sau khi thu hoạch xong, họ thường tổ chức nghi lễ “mừng lúa mới” và mỗi tộc người có nghi thức tổ chức khác nhau. Với người Chu Ru, tộc người rất giỏi dẫn thủy nhập điền để canh tác lúa nước, lễ hội pót bơdai bơrhau - “mừng lúa mới” thường được buôn làng đứng ra tổ chức với quy mô lớn.
Với những tiềm năng, thế mạnh về các khu, điểm du lịch và hệ thống cơ sở lưu trú, Hà Nam được đánh giá là điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn đối với du khách. Trong đó, du lịch tâm linh, lễ hội ở Hà Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế. Bảy tháng đầu năm, lượng khách du lịch đến Hà Nam ước đạt hơn 3,8 triệu lượt, bằng 182,5% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt gần 90% kế hoạch năm 2023. Tổng thu từ du lịch ước đạt gần 2.700 tỷ đồng, bằng 208% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể thế giới năm 2016, thực hành bởi cộng đồng chủ thể và các nghệ nhân nắm giữ di sản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang có sự nhầm lẫn từ đó làm sai lệch các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh của di sản. Điều này đã đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản và thực hiện Công ước 2003 của UNESCO.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam cho biết, đã khởi tố và bắt tạm giam 8 đối tượng, gồm: Dương Ngô Tùng, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thế Minh, Nguyễn Hữu Phong, Hoàng Văn Trung, Bùi Ngọc Duy, Hoàng Thị Minh Dương cùng trú ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và Trần Đình Nam trú ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Tây Ninh định hướng đến năm 2030, du lịch sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hơn 10% GRDP. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch tăng bình quân hằng năm từ 25%/năm trở lên. Chi tiêu bình quân khách du lịch đến Tây Ninh đạt hơn 1,3 triệu đồng/người/ngày.
Ngày 15-10, ngành Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức chương trình xúc tiến quảng bá du lịch, thu hút hơn 200 đơn vị lữ hành, cơ quan truyền thông và nhiều đại diện đơn vị quản lý Nhà nước về du lịch của 13 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự, nhằm hưởng ứng chương trình kích cầu lần thứ 2 - "Việt Nam an toàn và hấp dẫn".