Khu vực bãi giữa sông Hồng nằm trong nội đô Hà Nội. (Ảnh KHIẾU MINH)

Khai thác không gian vùng bãi sông Hồng

Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội (từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì đến xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) được phù sa bồi đắp tạo nên 13 bãi nổi, bãi bồi, với hệ sinh thái tự nhiên và thảm thực vật phong phú. Trước thực trạng người dân "khát" các không gian công cộng, Hà Nội đang hoạch định việc khai thác bãi bồi và vùng ven sông Hồng trở thành các không gian văn hóa, du lịch, môi trường hấp dẫn cho hoạt động cộng đồng và gìn giữ hệ sinh thái bền vững.
Quy hoạch hạ tầng ven sông Sài Gòn sẽ tạo ra bộ mặt đô thị mới, phát huy lợi thế về mọi mặt cho Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh THÀNH ÐẠT)

Tận dụng lợi thế phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn

Quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn kỳ vọng sẽ mở ra không gian phát triển mới, mang tính đột phá nhằm tận dụng lợi thế khai thác tiềm năng to lớn của con sông dài gần 80 km chảy qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung này vừa được Liên danh tư vấn báo cáo, lấy ý kiến chuyên gia góp ý cho đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Công an phường Hòa Khánh Nam tiếp tục hỗ trợ di dời dân ra khỏi khu vực ngập sâu tại đường Mẹ Suốt, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Giải bài toán ngập lụt đô thị: Tìm giải pháp thoát lũ

Ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị miền trung trước hết là ứng phó với hai hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm nhất là bão và mưa lớn gây ngập lụt. Mỗi địa phương đều triển khai nhiều giải pháp trước mắt để hạn chế phần nào tình trạng ngập lụt đô thị; đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, khảo sát, tìm giải pháp phòng chống ngập lụt, giảm thiệt hại về người và tài sản là vấn đề bức thiết của chính quyền các tỉnh miền trung.