Quảng Trị: Trường đại học Y Hà Nội khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh

Quảng Trị: Trường đại học Y Hà Nội khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 (1947-2024) và 70 năm Ngày truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954-2024), trong 2 ngày 20 và 21/7/2024, tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đoàn y, bác sĩ Trường đại học Y Hà Nội tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân ở xã Trung Nam.
Bìa cuốn sách "Đôi bờ giới tuyến (1954-1967) của tác giả Hoàng Chí Hiếu vừa được tái bản.

Tác phẩm “Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)”-Tô đậm khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954-21/7/2024) và 70 năm giải phóng Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2024), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa tái bản có bổ sung tác phẩm “Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)” của PGS. TS. Hoàng Chí Hiếu.
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương nhìn từ bờ bắc nơi cắm cột cờ giới tuyến. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Vĩnh Linh, niềm tự hào 70 năm Lũy thép - Lũy hoa

Trong năm 2024 và 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Linh sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954-2024) và 70 năm thành lập Khu vực Vĩnh Linh 16/6 (1955-2025). Đây là những sự kiện chính trị quan trọng với mảnh đất lịch sử đặc biệt này. Huyện Vĩnh Linh đang tập trung mọi nguồn lực nhằm triển khai chuỗi hoạt động chào mừng các dịp kỷ niệm một cách trọng thể, thiết thực và hiệu quả.
Vĩnh Linh: Đất và người

Vĩnh Linh: Đất và người

Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị, với lịch sử hình thành lâu đời. Đây cũng là nơi có một phần sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17 được lấy làm ranh giới tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam-bắc vào năm 1954 theo Hiệp định Geneva. Năm 1955, Khu vực Vĩnh Linh chính thức được thành lập, vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền nam.
[Video] Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình

[Video] Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình

Vĩnh Linh, miền đất thiêng ghi dấu định mệnh thăng trầm của lịch sử dân tộc. Sông Bến Hải, dòng sông của ý chí thống nhất và khát vọng hòa bình của mỗi con người Việt Nam. Vĩ tuyến 17 - ranh giới chia hai miền nam bắc suốt hơn 20 năm, nơi chứng kiến cuộc đọ sức quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa.
Lễ kết nạp cho đoàn viên và sinh hoạt chuyên đề giáo dục truyền thống tại khuôn viên di tích Hầm khu ủy Vĩnh Linh. Ảnh: Đoàn Thanh niên Vĩnh Linh

Di tích Hầm khu ủy Vĩnh Linh - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Nói tới Vĩnh Linh lũy thép, người ta thường nhắc đến địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, tuy nhiên ít người biết tới Di tích Hầm Khu ủy Vĩnh Linh - một trong những căn hầm kiên cố được xây dựng đầu tiên tại địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, là tiền thân của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh sau này. Hầm thuộc hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến-Nam Hồ và là nơi trú ẩn của cơ quan đầu não Khu vực Vĩnh Linh thời bấy giờ.
K8, K10 – Kỳ tích lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước

K8, K10 – Kỳ tích lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Từ giữa năm 1966 trở đi, mật độ bom đạn quân Mỹ rải xuống Vĩnh Linh dày đặc, địa bàn khu vực lại quá hẹp, kế hoạch “3 tuyến sơ tán” để đảm bảo “3 bám” không phù hợp nữa, vì không thể giúp tránh khỏi thương vong. Đứng trước sự ác liệt của cuộc chiến tranh như vậy, Trung ương Đảng đã nghĩ đến việc giảm mật độ dân cư trong khu vực chiến sự. Lực lượng ở lại bám trụ sản xuất và chiến đấu là người lớn, người khỏe, còn trẻ nhỏ, người già yếu, mất sức phải có kế hoạch di chuyển ra các tỉnh phía Bắc, ở những nơi an toàn đề phòng cuộc chiến tranh kéo dài.
Từ Vĩnh Linh tới Tân Kỳ: Cuộc trường chinh vạn dặm

Từ Vĩnh Linh tới Tân Kỳ: Cuộc trường chinh vạn dặm

Nhận định chiến tranh còn kéo dài, Trung ương Đảng đã đề ra Kế hoạch K8 (tức triển khai từ tháng 8/1966) và K10 (triển khai tháng 10/1967) nhằm di dân ra khỏi vùng chiến sự ác liệt, giảm mật độ dân số ở tuyến lửa, đồng thời “gìn giữ lực lượng và nòi giống”, bảo đảm cho lực lượng ở lại chiến đấu yên lòng đánh giặc. Hàng vạn đồng bào Vĩnh Linh đã được chuyển ra các tỉnh phía bắc, và hơn cả tầm của một cuộc sơ tán, hành trình của những người dân từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Và cho đến hôm nay, cuộc thiên di ấy vẫn in hằn trong ký ức những người con nặng tình nghĩa “quê chung”…
Làm đường vào khu tái định cư xã Linh Trường, huyện Gio Linh.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng cao tốc đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ

Dự án đường bộ cao tốc bắc-nam đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ qua địa bàn tỉnh Quảng Trị có tổng chiều dài 32,53 km. Với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, các đơn vị thi công, đến nay dự án đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, một số vướng mắc cần được kịp thời tháo gỡ để bàn giao mặt bằng đúng thời hạn là ngày 31/3 như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Cuba Fidel Castro thăm Khu trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam tại huyện Cam Lộ, ngày 15/9/1973. (Ảnh Tư liệu)

Dấu ấn sâu đậm của Chủ tịch Cuba Fidel Castro tại Quảng Trị

Ðúng 50 năm trước, Ðoàn đại biểu Ðảng Cộng sản và Chính phủ cách mạng Cuba do Chủ tịch Fidel Castro dẫn đầu đến thăm Việt Nam và vùng giải phóng miền nam tại Quảng Trị. Người dân Quảng Trị rất ngưỡng mộ trước tấm lòng son sắt, thủy chung của Chủ tịch Fidel Castro và đất nước Cuba dành cho Việt Nam. Tỉnh Quảng Trị tổ chức kỷ niệm cấp Nhà nước về sự kiện ý nghĩa này vào ngày 26/9.