Trong 2 ngày19 và 20/4, tại sân khấu chợ đêm thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) sẽ diễn ra hội thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Bắc Hà năm 2024.
Khoảng 5 năm trở lại đây, phong trào phục dựng và ứng dụng cổ phục Việt lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống, nghệ thuật biểu diễn cũng như du lịch di sản trên cả nước và được thế hệ trẻ đón nhận. Cổ phục không chỉ là thời trang mà còn trở thành trải nghiệm đưa nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống đến gần hơn với đông đảo công chúng. Với đam mê và niềm tự hào, nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân trẻ đang khởi nghiệp bằng việc tôn vinh vẻ đẹp và quảng bá trang phục dân tộc.
Lai Châu có 20 dân tộc, với hơn 86% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc là một mảng màu đặc trưng hòa trong bức tranh lớn bản sắc văn hóa Việt Nam. Một trong những nét đẹp riêng có ấy là hình ảnh người phụ nữ trong lao động sản xuất, trong công việc giữ gìn bảo tồn nghề truyền thống.
Mỗi tộc người là một chủ thể của một nền văn hóa, không ai có thể làm tốt hơn họ trong việc gìn giữ di sản mà tổ tiên trao truyền. Bản sắc của mỗi dân tộc là vốn quý, là niềm tự hào, là hình ảnh mà họ khẳng định với cộng đồng về lịch sử sinh tồn và nét tinh hoa của dân tộc mình.
Mới đây, ngành văn hóa một tỉnh miền núi phía bắc vừa kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống nước ngoài tràn lan để du khách chụp ảnh tại một điểm du lịch nổi tiếng và vận động sử dụng trang phục dân tộc bản địa. Sự việc chỉ đến sau khi một nam blogger du lịch nổi tiếng đăng bài chia sẻ, thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội về vấn đề này. Đáng mừng là đa số ý kiến đều ủng hộ hạn chế sử dụng trang phục nước khác khi check-in các điểm du lịch ở Việt Nam.
Sáng 8/3, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp Công ty cổ phần Vietsoftpro tổ chức Trưng bày chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk” và ra mắt hoạt động chuyển đổi số tại Bảo tàng Đắk Lắk.
Những năm qua, cùng với sự phát triển du lịch, những nét văn hóa trong trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông ở hai xã Hang Kia và xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đang có nguy cơ mai một. Trước tình hình nêu trên, các ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ, bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc H’Mông tại vùng đất này.
Trong các ngày từ 18 đến 20/11/2022, lần đầu tiên liên hoan trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số được tổ chức trên quy mô lớn, với sự góp mặt của 600 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng đến từ 17 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc. Chương trình để lại những ấn tượng khó quên trong lòng công chúng, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của trang phục truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
Diễn ra từ ngày 8 đến 12/8, triển lãm "Sắc màu văn hóa ASEAN" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm của công chúng. Không chỉ thu nhận thêm kiến thức, khách tham quan còn có những cảm xúc, trải nghiệm thú vị khi tiếp cận nhiều nét văn hóa đặc trưng của các nước trong khu vực.