Cung Thiếu nhi là một thiết chế văn hóa hiện đại của thành phố Hà Nội mới hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác.

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa

Hà Nội là một trong những địa phương có hệ thống thiết chế văn hóa đồ sộ, đồng bộ nhất cả nước, từ thành phố đến tận các khu dân cư. Để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa người dân, những năm gần đây, thành phố đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở như: Nhà văn hóa, khu tập luyện thể dục, thể thao…, đặc biệt là nhà văn hóa cơ sở. Hệ thống thiết chế này được cộng đồng ủng hộ và phát huy hiệu quả trong đời sống nhân dân.
Người dân Đan Phượng ngày càng có ý thức giữ gìn làng xóm xanh, sạch, đẹp.

Đan Phượng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân

Đan Phượng (Hà Nội) là địa bàn giàu truyền thống văn hóa, đang có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức trong gìn giữ văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa địa phương. Song, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự sáng tạo trong cách làm ở nhiều địa phương, ngành, đoàn thể, nhiều nét đẹp trong đời sống văn hóa được bồi đắp, đời sống văn hóa nhân dân được cải thiện.
Các linh vật rồng tại đường hoa Tết Đà Nẵng sẽ được tập trung về làm Công viên Rồng tại quận Sơn Trà. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Tạo dựng thiết chế văn hóa cộng đồng

Các thiết chế văn hóa cộng đồng được xây dựng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cộng đồng. Tuy nhiên, việc bảo đảm, gìn giữ các không gian văn hóa đúng với mục tiêu, nhu cầu của đời sống hiện vẫn còn không ít bất cập, đòi hỏi có giải pháp tổng thể, phù hợp, nhằm bảo đảm quyền sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân.