Đến nay, người dân có thể lựa chọn đa dạng các hình thức thanh toán dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID. Đây cũng là hai kênh thanh toán dịch vụ công trực tuyến được NAPAS tích cực triển khai nhằm đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công cấp độ 4 cho người dân.
Chiều 4/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Tư Nghĩa tổ chức Tọa đàm thực trạng và giải pháp triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.
Tại phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ: “Phải có cảm xúc với tình hình, với những gì mà người dân và doanh nghiệp đang vướng mắc, để làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất”. Tinh thần ấy từ lâu cũng đã ngấm sâu trong hoạt động CCHC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thời gian qua, thị trường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Càng về những ngày sát Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên, số lượng giao dịch chuyển tiền, thanh toán trực tuyến cũng xu hướng tăng theo.
Ngày 15/9, Báo Lao Động phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán điện tử".
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số” diễn ra sáng 21/8, các chuyên gia đưa ra cảnh báo về tình hình an toàn thanh toán, đặc biệt là trong thanh toán điện tử có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo với nhiều mối đe dọa đang xuất hiện và có những tác động tiêu cực đối với các tổ chức tài chính, cũng như khách hàng.
Theo tin từ Tổng cục Du lịch, du lịch Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới sẽ được thúc đẩy hơn nữa khi việc thanh toán điện tử trên ứng dụng du lịch số giữa hai nước được đưa vào sử dụng.
Theo thông tin mới nhất từ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022, hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh. Tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022.
Với sự tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), Viettel Thái Nguyên, Ban Quản lý Chợ Đại Từ, mô hình chợ không dùng tiền mặt tại chợ Đại Từ được tiểu thương và người dân hưởng ứng vì sự tiện lợi, an toàn. Từ mô hình này, tỉnh Thái Nguyên đang chủ trương nhân rộng chợ không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn.
Ngày 23 và 24/9, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Chi hội Thẻ Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) tổ chức Hội nghị chủ đề “Thanh toán điện tử, thanh toán không tiếp xúc trong kỷ nguyên số”.
Nhằm đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của ngành, của tỉnh, ngày 20/9, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Bình chính thức triển khai hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong bệnh viện.
Ngày 21/7, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp đã kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt lần thứ 3 với chủ đề “Chạm tới tương lai”.