Cây ăn quả là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình.

Phát triển bền vững cây ăn quả có múi: Không lấy diện tích làm mục tiêu

Cây ăn quả tại các tỉnh phía bắc đã trải qua quá trình phát triển dài, đến nay, đã thu được nhiều kết quả, từ hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, đến nghiên cứu ra các giống năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng, có tính chống chịu. Mặc dù vậy, hiện nay nhiều địa phương cũng đang phải trả những “cái giá” nhất định cho sự phát triển không đồng đều, thiếu quy hoạch và kỹ thuật canh tác dẫn đến đất đai bị chai cứng, nhiễm dịch hại nguy hiểm...
Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc” ngày 6/12.

Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía bắc

Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía bắc”.

Làm giàu từ cây chuối Thái

Với diện tích 2 ha đất canh tác, gia đình ông Vũ Bá Chiến, thôn 7, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, Đắk Nông đã tìm tòi, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế và thành công với cây chuối Thái, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha/năm. Hiện mô hình trồng chuối Thái này đang trở thành mô hình điểm tại địa phương và được nhiều nông dân tham quan học tập, nhân rộng.
Các vườn dẻ ván không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mở ra tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong ảnh: Du khách hái hạt dẻ ở Ðức Vân, Ngân Sơn.

Hiệu quả từ cây dẻ ván vùng cao Bắc Kạn

Từ chỗ trồng tự phát, manh mún, vài năm trở lại đây, mô hình trồng cây dẻ ván ở Bắc Kạn đã được đầu tư canh tác bài bản và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây dẻ được trồng ở vùng cao cho hạt mẩy, hương vị thơm ngon, giá bán ổn định đã góp phần làm thay đổi đời sống của nhân dân.
Một vườn chuyên canh cây mãng cầu (na) cho thu hoạch cao gấp nhiều lần so với trồng lúa ở Tây Ninh.

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu…