Chuẩn bị giống cây cà-phê cho vụ mới tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). (Ảnh ANH SƠN)

Tạo vị thế xuất khẩu cho sản phẩm từ cây công nghiệp

Năm 2024, Việt Nam có bảy mặt hàng/nhóm mặt hàng nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, trong đó lĩnh vực cây công nghiệp đóng góp ba sản phẩm là: Cà-phê 5,4 tỷ USD; hạt điều 4,38 tỷ USD; cao-su 3,46 tỷ USD. Ngoài ra, sản phẩm hồ tiêu đã chính thức trở lại câu lạc bộ tỷ USD sau nhiều năm vắng bóng khi đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD. Hiện, nhu cầu của nhiều quốc gia đối với các sản phẩm này ngày càng cao là cơ hội cho Việt Nam gia tăng sản xuất và xuất khẩu, tạo vị thế mới cho các ngành hàng trên thị trường thế giới.
Năm 2025, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng xuất khẩu tôm đã có những tín hiệu tích cực.

Tận dụng các cơ hội để ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững

Năm 2025, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng xuất khẩu tôm đã có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, sự phục hồi của một số thị trường chính (Mỹ, Nhật Bản, EU) khi doanh số xuất khẩu tôm việt Nam đều tăng; đặc biệt là những thay đổi về chính sách thuế của Mỹ đối với một số nước như Ecuador, Trung Quốc có thể là cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam ở thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam.
Quang cảnh hội nghị.

Đồng Nai phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ

Ngày 27/8, Tỉnh ủy Đồng Nai Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Đây là một trong bốn nhiệm vụ đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025.
Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Mở rộng “cánh cửa” xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Dây chuyền sản xuất và lắp ráp ô-tô của Nhà máy sản xuất ô-tô VinFast, Khu công nghiệp Ðình Vũ (Hải Phòng). (Ảnh AN KHÁNH)

Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để dần hồi phục mạnh mẽ về cuối năm. Trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân, Bộ trưởng Công thương NGUYỄN HỒNG DIÊN đánh giá: Năm 2024 có nhiều cơ hội giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phục hồi.
Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh TRẦN QUỐC)

Xuất khẩu dần lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10 dù lấy lại đà hồi phục, nhưng tính chung 10 tháng vẫn tiếp tục tăng trưởng âm. Trong khi đó, sự bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, sẽ còn tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới khi nước ta là nền kinh tế có độ mở lớn.
Kiểm tra mẫu gạo xuất khẩu tại Nhà máy chế biến gạo Thoại Sơn (thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời). (Ảnh HÀ AN)

Dồn sức cho mục tiêu xuất khẩu nông sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành nông nghiệp vẫn kiên trì mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 sẽ cán mốc 54 tỷ USD. Dự báo, những tháng cuối năm là cơ hội cho nhiều ngành hàng bứt phá để hiện thực hóa mục tiêu này.