Việc lượng giá giá trị kinh tế của Quần thể danh thắng Tràng An (Tràng An WHS) là một bước tiến đột phá trong nghiên cứu về di sản, nhằm xác định giá trị thương hiệu của di sản này thông qua các đóng góp kinh tế trực tiếp và gián tiếp. Đề án do Tổ chức Santagata về Kinh tế Văn hóa (Italia) và Viện Leibniz về Sinh thái Đô thị và Phát triển Vùng (Đức) với Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS) phối hợp thực hiện, đã áp dụng cách tiếp cận tổng thể để đánh giá toàn diện tác động kinh tế, văn hóa và xã hội của di sản này.
Ninh Bình đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với mục tiêu trở thành một đô thị di sản thiên niên kỷ và thành phố sáng tạo. Theo Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình đặt mục tiêu đạt các tiêu chí đô thị di sản vào năm 2030 và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035.
Chiều 27/12, tại Ninh Bình, Sở Du lịch tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao giải cuộc thi báo chí với chủ đề bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch bền vững. Các cuộc thi lần này còn bao gồm thiết kế mẫu quà tặng đặc thù của tỉnh và cuộc thi ảnh đẹp trong Tuần du lịch Ninh Bình 2024 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Ngày 28/10, tại Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, Văn phòng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức Lễ công bố Đề án “Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An” - Di sản văn hóa và thiên nhiên duy nhất của của Đông Nam Á, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2014.
Ngày 27/4, tại Ninh Bình diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”. Hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, các học giả trong nước và quốc tế.
Lịch sử đã trải qua hàng nghìn năm; rừng già cây đã bao mùa thay lá; dòng kia đã mấy độ đầy vơi..., nhưng khí phách về một kinh đô Hoa Lư nghìn năm vang danh ấy, như ngọn Dục Thúy Sơn đã chứng kiến bao điển tích chống giặc ngoại xâm, vẫn luôn sừng sững, hiêng ngang.
Ngày 19/1, Đoàn công tác của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) do ông Jonathan Baker, Trưởng Văn phòng đại diện của UNESCO tại Việt Nam đã có buổi làm việc với tỉnh Ninh Bình để tìm hiểu cơ hội tăng cường hợp tác giữa UNESCO với tỉnh Ninh Bình, trong đó có các sáng kiến về khu Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Tỉnh Ninh Bình hiện còn khoảng 100 ngôi nhà cổ nằm trong những thôn, làng thuộc vùng lõi Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Những ngôi nhà này được xem như “báu vật” và chứng nhân lịch sử của vùng đất địa linh, nhân kiệt.
Chiều 27/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Lazare Eloundou Assomo (L.E.A-xô-mô), Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO, đến chào nhân chuyến thăm Việt Nam đầu tiên.
Hưởng ứng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), tối 17/11, tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản, tại quảng trường Đinh Tiên Hoàng đế.