Hezbollah tuyên bố một nhóm UAV cảm tử của lực lượng này đã tấn công Căn cứ Hakirya, nơi đặt Bộ Chiến tranh (Bộ Quốc phòng Israel) và Bộ Tổng tham mưu cùng sở chỉ huy của lực lượng không quân Israel.
Ngày 15/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, cơ quan này đã khởi động chiến dịch cung cấp vaccine dạng uống ngừa bại liệt tại cho hàng chục nghìn trẻ em tại Dải Gaza, bất chấp các cuộc không kích của Israel vào khu vực này chỉ vài giờ trước đó.
Sáng 14/10, quân đội Israel xác nhận rằng, cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do lực lượng Hezbollah ở Liban tiến hành nhằm vào căn cứ quân sự gần Binyamina, miền bắc Israel, vào tối 13/10 đã khiến 4 binh sĩ nước này thiệt mạng và 7 người khác bị thương nặng.
Ngày 12/10, Phái bộ lâm thời Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) đã cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa xung đột khu vực, trong bối cảnh Israel cùng lúc gia tăng hoạt động quân sự ở cả Liban và Dải Gaza chống lại các lực lượng Hezbollah và Hamas.
Người phát ngôn quân đội Israel nêu rõ cảnh báo khẩn cấp mới tới cư dân các khu phố phía nam, đặc biệt là những người bên trong tòa nhà được đánh dấu trên bản đồ quận Borj El Brajneh.
Theo Reuters, quân đội Liban lần đầu tiên đã nổ súng chống lại quân đội Israel khi một căn cứ quân sự của nước này ở miền Nam bị tấn công, làm một quân nhân thiệt mạng.
Sau cuộc không kích diện rộng bằng tên lửa của Iran vào Israel tối 1/10, hai nước liên tiếp đưa ra các thông điệp chỉ trích và đe dọa lẫn nhau, khiến cho tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Theo tuyên bố của quân đội Israel (IDF), chiến dịch nhắm vào các vị trí của Hezbollah tại các làng gần biên giới, được xem là mối đe dọa đối với cộng đồng dân cư ở phía bắc Israel.
Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết, quân đội Israel đã tiến hành các cuộc tấn công mới vào các địa điểm của Hezbollah từ sáng 23/9 và "các cuộc tấn công sẽ tiếp tục trong tương lai gần”.
Ngày 6/8, nhóm vũ trang Hezbollah ở Liban tuyên bố, lực lượng này đã phóng máy bay không người lái và đạn pháo vào các mục tiêu quân sự ở phía bắc Israel cùng ngày.
Ngày 20/7, các máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công các mục tiêu quân sự của lực lượng Houthi gần cảng Hodeidah của Yemen, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 87 người bị thương.
Ngày 7/7, đại diện lực lượng Hamas cho biết, họ đang chờ đợi phản hồi từ Israel về đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza, 5 ngày sau khi lực lượng này chấp nhận một số điều kiện trong kế hoạch đề xuất bởi Mỹ nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng qua ở Gaza.
Hezbollah tuyên bố đã phóng một loạt rocket vào miền bắc Israel nhằm đáp trả cuộc tấn công của quân đội Israel vào một bệnh viện ở miền nam Liban sáng sớm cùng ngày.
Ngày 14/4, quân đội Israel cho biết, Iran đã phóng hơn 300 máy bay không người lái (UAV) và tên lửa về phía Israel trong đợt tấn công trước đó đêm 13/4 (giờ địa phương), và 99% trong số đó đã bị bắn hạ.
Ngày 7/4, người phát ngôn của quân đội Israel cho biết, lực lượng quân sự nước này đã rút toàn bộ các đơn vị bộ binh khỏi khu vực phía nam dải Gaza, ngoại trừ một lữ đoàn vẫn đóng tại đây.
Ngày 2/4, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, lực lượng quân đội nước này đã phạm sai lầm khi tiến hành không kích khiến 7 nhân viên cứu trợ thuộc tổ chức viện trợ nhân đạo World Central Kitchen (WCK) thiệt mạng ở dải Gaza.
Văn phòng truyền thông của lực lượng Hamas ở dải Gaza ngày 1/4 cho biết, ít nhất 5 nhân viên của tổ chức từ thiện phi chính phủ World Central Kitchen (WCK), bao gồm cả người nước ngoài, đã thiệt mạng trong 1 cuộc không kích của Israel vào Gaza. Trong khi phía quân đội Israel cho biết, họ đang tiến hành xem xét kỹ lưỡng ở cấp cao nhất để tìm hiểu rõ hoàn cảnh của sự cố "bi thảm" này.
Nhà Trắng thông báo, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, Israel không nên tiến hành một chiến dịch quân sự tại thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza mà không có kế hoạch bảo đảm an toàn cho hàng triệu người dân đang trú ẩn trong khu vực.
Kể từ sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ở Dải Gaza, khu vực biên giới Liban-Israel cũng trở thành một điểm nóng đáng lo ngại. Tình trạng bạo lực tại khu vực biên giới giữa Israel và Liban đã buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán ở cả hai phía, cũng như làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột leo thang, đẩy quốc gia Trung Đông vốn lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào tình cảnh khó khăn chồng chất.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết then chốt liên quan cuộc xung đột tại Dải Gaza. Nghị quyết 2720 do Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bảo trợ, với 13 phiếu thuận và hai phiếu trắng của Mỹ và Nga. Ðáng chú ý, tại cuộc bỏ phiếu lần này, dù không ủng hộ nghị quyết song Mỹ đã không dùng quyền phủ quyết.
Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết, các đội cứu trợ chỉ hoạt động rất giới hạn ở Gaza, trong đó hàng viện trợ vào phía bắc Gaza hiện bị phong tỏa hoàn toàn. Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) xác nhận, người dân ở thành phố Rafah, nam Gaza, phải chạy nạn do các đợt không kích từ Israel. Hiện có khoảng 1,8 triệu người sống ở Gaza sau khi quân đội Israel yêu cầu cư dân dời khỏi phía bắc Dải Gaza hồi giữa tháng 10.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết Hamas đã mất sở chỉ huy, đường hầm và nơi trú ẩn, đồng thời nhấn mạnh quân đội nước này sẽ "không ngần ngại thực hiện bất cứ hành động nào."
Người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) tại Dải Gaza, ông Thomas White, cảnh báo, các hoạt động nhân đạo sẽ chấm dứt vì không có xe chở nhiên liệu nào được phép vào Dải Gaza. Theo ông Thomas White, sáng 13/11, hai trong số các nhà thầu phụ phân phối nguồn nước chính của tổ chức này đã ngừng hoạt động vì họ không còn nhiên liệu và điều này sẽ khiến 200.000 người không có nước uống.