Theo nhà báo lão thành Hà Đăng, những bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong chuyên mục "Những việc cần làm ngay" trên Báo Nhân Dân năm xưa không chỉ nghiêm khắc phê phán những việc làm tiêu cực trong xã hội thời kỳ đầu đổi mới mà còn nguyên giá trị ở thời điểm hiện tại, góp phần nói lên những việc cần làm ngay để phát huy những ưu điểm, những việc làm tốt, đồng thời cũng phê bình những sai trái, tiêu cực trong xã hội để chấn chỉnh.
Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi đồng chí Nguyễn Văn Linh được gắn liền với hai chữ Đổi mới. Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ VI, mà Đại hội lần thứ VI là Đại hội đề ra đường lối đổi mới và mở đầu cho thời kỳ đổi mới. Đó là một cái lý. Song cái lý lại được chứng minh sâu sắc hơn nhiều, có tính thuyết phục hơn nhiều bởi hoạt động thực tiễn của đồng chí.
Báo Đồng Khởi (Bến Tre) số ra ngày 4/3/1989 trong mục “Đối thoại với Ban Biên tập” có trả lời câu hỏi của bạn đọc Trần Kim Ca: Nếu phải chọn lựa giữa đưa tin bài chống tiêu cực và viết nhân tố mới thì Ban Biên tập chọn đăng tin bài nào? Bài báo có đoạn viết:
Bộ Chính trị và Ban Bí thư mới ban hành hai văn kiện mà các ngành, các đoàn thể, các cấp từ trung ương đến cơ sở, các báo chí, đài phát thanh, truyền hình... cần làm ngay, cần thực hiện ngay thật tốt.
Hiện tượng buôn lậu hàng hóa của bọn tư sản nước ngoài như các mặt hàng vải, quần áo may sẵn, nhiều hàng tiêu dùng đắt tiền ở nhiều thành phố, nhiều tỉnh của nước ta để rút vàng của ta, qua con đường Campuchia, Lào, qua đường biển, v.v. xảy ra ngày càng nhiều.
Vừa qua, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mở một cuộc họp của đại biểu đoàn viên toàn quốc bàn về phát động thanh niên tham gia phong trào chống tiêu cực, xây dựng tích cực.
Tôi nhận được thư của một bạn đọc, trong thư có đoạn viết: “Chúng tôi đang công tác tại một nước nhỏ. Ở đây bộ phận thường trú của Đài Phát thanh và Truyền hình Việt Nam có bốn người, theo lệ đã định được sắm một ô-tô Toyota 7.500 đôla Mỹ, một Honda 850 đôla. Cơ quan Thông tấn xã thường trú có sáu người cũng được sắm như thế. Cơ quan thường vụ hai người cũng một Toyota. Đại diện hàng không hai người cũng thế. Còn cơ quan đại diện Ủy ban Hợp tác kinh tế thì phải nhiều hơn. Sứ quán lại phải nhiều hơn nữa.
Hiện nay trong ngành giáo dục đang có hàng vạn đơn xin thôi việc. Lý do: Cuộc sống nhà giáo quá chật vật, đồng lương ít ỏi, phương tiện làm việc thiếu thốn, sức khỏe giảm sút. Điều kiện học tập của con em chúng ta ở nhiều nơi rất tồi tệ. Trường lớp chật chội, dột nát. Bàn ghế xiêu vẹo. Thiếu bảng, thiếu phấn, thiếu giấy, thiếu mực. Năm, sáu học sinh dùng chung một bộ sách giáo khoa.
Ngày 11/6/1987, báo Lao Động tố cáo Bạch Kim Khánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Hà Sơn Bình phạm pháp trong việc cấp giấy tờ gian lận cho một số cá nhân đi học đại học, đi lao động hợp tác ở nước ngoài.
Báo Đại Đoàn kết (1/6/1987) đăng bài “Sự thật ở xã Đồng Tiến” tố cáo việc Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng công an xã Đồng Tiến (Châu Giang, Hải Hưng [1]) câu kết với nhau lợi dụng chức quyền để làm bậy, trù dập cán bộ, nhân dân, kinh doanh trái phép, vi phạm pháp luật và nguyên tắc Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà lãnh đạo kiên định, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên trung, đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta. Những phẩm chất cao đẹp, những quyết sách sáng tạo, nhạy bén trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nhất là về tinh thần đổi mới của đồng chí đã, đang và mãi mãi là nguồn cổ vũ to lớn, là phương châm chiến lược, là phương thức hành động để toàn Đảng, toàn dân ta đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới ngày càng đạt nhiều thắng lợi.
Tôi hoan nghênh Báo Nhân Dân mở chuyên mục “Những việc cần làm ngay về xây dựng Đảng” và kêu gọi đồng chí, đồng bào cả nước tích cực tham gia chuyên mục này để hiến kế, hiến công xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, ngày càng vững mạnh.
Những vụ tiêu cực ở Tổng cục Trang bị kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp (cũ) mà báo chí đã đưa ra hơn một năm nay, chưa được giải quyết thỏa đáng. Dư luận đang bất bình và đòi hỏi câu trả lời nghiêm túc.
Nghị quyết Trung ương 2 khẳng định phải “xóa bỏ ngay tất cả các hình thức cấm đoán lưu thông, chia cắt thị trường theo địa giới hành chính, giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các đường giao thông trong cả nước”. Hội đồng Bộ trưởng cũng đã ra Quyết định 80/CT về vấn đề này.
Đồng chí Bộ trưởng Nội thương đã gửi thư cho báo Nhân Dân (6/6/1987), thư có viết: “Thời gian qua, tệ tiêu cực trong ngành thương nghiệp ngày càng phổ biến, có lúc, có nơi nghiêm trọng...
Trước khi mất, Lê-nin đã dặn lại nhiều việc quan trọng cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chú ý thực hiện. Trong đó có một việc: Phải đưa những cán bộ, đảng viên tốt vào hai ngành thương nghiệp và thuế.
Tôi được một cán bộ có trách nhiệm cho biết một việc nghe rất đau đầu: Một tấn xăng máy bay từ khi nhập vào cảng Hải Phòng đến khi đổ vào máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất đã phải trải qua 8 nấc, do đó giá tăng vọt.
Trang ý kiến bạn đọc của Báo Nhân Dân ngày 21/5/1987 có đăng tin về việc Kho lạnh Bến Bính (Hải Phòng) làm hỏng 360 tấn tỏi khô, trị giá khoảng 20 triệu đồng. Đây là một thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân nhiều tỉnh.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 nêu cần thực hiện 4 giảm, trong đó việc giảm tốc độ tăng giá là quan trọng. Giá tăng ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người ăn lương, đến bội chi ngân sách, đến bội chi tiền mặt, v.v.. Giá tăng ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, đến lưu thông hàng hóa: nhiều xí nghiệp, nhiều cửa hàng thương nghiệp... ghìm hàng lại, chờ bao giờ giá lên thật cao mới bán!