Ba năm qua, Trường cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15-Bộ Quốc phòng) được biết đến là một trong những địa chỉ có uy tín về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp. Hàng nghìn chiến sĩ sau khi xuất ngũ, thanh niên địa phương, nhất là con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn và cả học viên của nước bạn Lào và Campuchia lựa chọn trường là nơi học tập, rèn luyện.
Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức “đưa không gian văn hóa từ làng ra phố”.
NDO - Gọi là lớp học đặc biệt bởi các học viên là đồng bào dân tộc thiểu số có độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau. Trong đó, học viên lớn nhất của lớp ngoài 60 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi, thậm chí có những chị địu cả con theo học… Và điều đặc biệt hơn cả ở lớp học “đặc biệt” nơi vùng biên Chư Prông (Gia Lai) này là những giáo viên đứng lớp chính là những người lính mang quân hàm xanh.
Dù là sáng sương phủ hay đêm trăng soi; dù là mưa gió âm u hay nắng vàng như mật, thì ở làng của người Gia Rai vẫn dìu dặt tiếng đàn goong. Nhờ đàn goong mà nhiều đôi đã thành vợ, thành chồng. Phải chăng vì vậy mà đàn goong còn được gọi là cây đàn tình yêu.