Hiện nay, các nhà mạng trên thế giới có xu hướng giảm dần sở hữu hạ tầng viễn thông thụ động như cột ăng-ten, nhà trạm,... Thay vì tự bỏ tiền đầu mới, các nhà mạng thuê lại hạ tầng của đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhằm giảm đáng kể chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, việc khuyến khích nhà mạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng còn giúp tiết kiệm nguồn lực đầu tư của xã hội.
Trong suốt 20 năm qua, Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam đã đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân trong tuyên truyền, phổ biến, phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước; phản ánh hoạt động, giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành thông qua hàng loạt hội thảo, tọa đàm cũng như các hoạt động sôi nổi, đa dạng khác.
Sáng 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bao gồm: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông; Luật Tài nguyên nước; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản.
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 24/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; đồng thời, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Thứ sáu, ngày 24/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 20 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (buổi chiều) và sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.
Luật Viễn thông (sửa đổi) quy định, giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất được xác định bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá theo công bố của Tổng Cục Thống kê tính cho 1 ngày.
Hôm nay 20/11, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình làm việc, bước vào đợt 2 của kỳ họp thứ 6 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung công tác lập pháp và giám sát.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi), Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung các quy định để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc tham gia đấu giá kho số viễn thông, như không cho tham gia đấu giá một số lần tiếp theo nếu bỏ tiền đặt cọc và các biện pháp khác mà pháp luật về đấu giá tài sản cho phép.
Thứ tư, ngày 25/10/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
So với Luật Viễn thông năm 2009, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với 3 dịch vụ mới là dịch vụ OTT viễn thông, trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà mạng di động ảo đang thổi luồng gió mới vào thị trường viễn thông Việt Nam vốn đã dần bão hòa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc thuê hạ tầng, mua lưu lượng từ các doanh nghiệp viễn thông có sẵn hạ tầng mạng, dẫn đến thị trường mạng di động ảo tại Việt Nam chậm phát triển, dịch vụ cung cấp tới người dùng cũng bị hạn chế một phần.
Luật Viễn thông có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010 đã giúp thúc đẩy cạnh tranh, phát triển hạ tầng mạng viễn thông hiện đại và thị trường viễn thông với đa dạng dịch vụ, đáp ứng đòi hỏi của người sử dụng cũng như nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (OTT) đang rất phổ biến và có xu thế thay đổi dần các dịch vụ viễn thông truyền thống, do đó rất cần hành lang pháp lý để điều chỉnh.
Nhà cung cấp dịch vụ OTT viễn thông sẽ phải minh bạch thông tin đối với khách hàng về giá, điều kiện hợp đồng, chất lượng dịch vụ nếu có; đồng thời có trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra khi có yêu cầu.