Hà Nội đang triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, khi triển khai thực hiện quy hoạch cần thận trọng và tinh tế cho diện mạo mới của Hồ Gươm.
Hành lang pháp lý mới cùng các đồ án quy hoạch lớn của Thủ đô được phê duyệt là cánh cửa mở ra những giải pháp cho quy hoạch, cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi còn có những yêu cầu, đòi hỏi mới phải đáp ứng.
Hướng tới hiện thực hóa "xanh hóa" hệ thống phương tiện vận tải hành khách công cộng, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh đầu tư cho xe buýt điện. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cùng với nguồn lực, thành phố cũng cần sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho xe buýt điện phát triển hiệu quả.
Ngày 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Sự gia tăng nhanh chóng về phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố cùng với việc thiếu trầm trọng các bãi đỗ xe khiến giao thông tại Hà Nội thường xuyên quá tải, thậm chí gây mất an ninh trật tự xã hội. Cùng với việc Luật Thủ đô 2024 ban hành nhiều cơ chế chính sách mới, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cũng đang thực hiện nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Số lượng phương tiện giao thông, nhất là ô-tô cá nhân không ngừng tăng lên, trong khi diện tích các điểm trông giữ xe trên địa bàn Hà Nội không được mở rộng là bất cập tồn tại trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố.
Tại kỳ họp thứ 20 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khẳng định, năm 2025, cả hệ thống chính trị sẽ quyết tâm, phấn đấu với tinh thần hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17, chuẩn bị điều kiện để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Một trong những nội dung của Luật Thủ đô 2024 được người dân thành phố Hà Nội quan tâm đó là các chính sách đặc thù, mang tính vượt trội trong phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp và người không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường.
Về tiến độ xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, thành phố Hà Nội sẽ soạn thảo, ban hành 114 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt. Trong đó, riêng năm 2024 sẽ ban hành 39 văn bản. Các văn bản còn lại được ban hành trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật một cách cụ thể, bài bản, hệ thống.
Luật Thủ đô 2024 đã được công bố và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 53 “Hiệu lực thi hành”, những trường hợp quy định tại khoản 2 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025; đồng thời, để bảo đảm tính kế thừa, liên tục, khả thi, áp dụng thuận lợi, Điều 54 của Luật Thủ đô 2024 cũng quy định về việc xử lý chuyển tiếp.
Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật Thủ đô 2024.