Với định hướng phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, giải phóng sức lao động cho người nông dân.
Những năm qua, các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ xác định ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng trong tiến trình thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đủ nước, nông dân khắp các huyện ngoại thành Hà Nội đang tập trung sản xuất vụ xuân, phấn đấu gieo cấy lúa trong khung thời vụ tốt nhất.
Nhằm thúc đẩy việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Nam về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, ngày 19/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội thi Vận hành máy cấy giỏi tỉnh Hà Nam và trình diễn máy làm đất, máy cấy, máy bay ứng dụng công nghệ không người lái trong sản xuất nông nghiệp.
Với lợi thế là vùng thâm canh sản xuất lúa, lúa đặc sản, có thị trường tại chỗ lớn, dân trí cao, cơ sở hạ tầng phát triển, các tỉnh khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình) xác định: Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa là một nội dung quan trọng trong triển khai nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa giúp giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất cũng như tổn thất trong và sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.