Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), sáng 9/4, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu dân quân tự vệ và các lực lượng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ngày 27/2, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về “Vai trò của “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước”.
Ngày 19/12/1946 giặc gây hấn giữa thủ đô Hà nội, mưu chiếm nhanh các đô thị, rồi đánh rộng ra, hòng nuốt chửng nước ta. Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cùng với toàn dân, Tự vệ thành Hà Nội, những đội Tự vệ chiến đấu, Thanh niên xung phong, Tự vệ cứu quốc,... ở các nơi đã nhất tề đứng lên diệt giặc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến, Đảng ta đã nắm vững và vận dụng sáng tạo quy luật giành thắng lợi của chiến tranh nhân dân; thực hành kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài; dùng lực lượng toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, lấy đấu tranh vũ trang làm chủ yếu. Để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Đảng ta hết sức coi trọng việc tổ chức cả ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, bộ đội chủ lực là nòng cốt.
Từ thông tin của các cựu chiến binh và nhân dân địa phương, sau quá trình khảo sát thực địa và tổ chức tìm kiếm, Đội K92 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang) đã cất bốc và quy tập được 19 bộ hài cốt liệt sĩ trên địa bàn huyện Kiên Lương.
Thế hệ đầu tiên của Trung đoàn Thủ Đô sau 60 ngày đêm chiến đấu “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” bảo vệ thủ đô Hà Nội, đã thực hiện thành công cuộc rút lui thần kỳ bảo toàn lực lượng để kháng chiến lâu dài. Tại cuộc mít-tinh mừng thắng lợi ở làng Thượng Hội, huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông, toàn thể cán bộ chiến sĩ đã đồng thanh hòa vang cùng Đại tướng - Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp lời thề nghiêm trang: “Ta thề thủ đô sẽ chiến thắng quân thù”.
Thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Mà) xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là nơi ở, làm việc của Ban Thường trực Quốc hội trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ cuối năm 1952 đến cuối năm 1954. Khu di tích là nơi gắn với quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam, nơi ghi dấu những ngày tháng hoạt động gian khổ và những chiến công vẻ vang của cán bộ, nhân viên Ban Thường trực Quốc hội trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Nằm cách trung tâm thành phố Tuyên Quang hơn 20km, Khu di tích cách mạng Lào tại thôn Làng Ngòi và thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là nơi ghi dấu những trang sử hào hùng, chứng minh cho tình hữu nghị đoàn kết, keo sơn của nhân dân hai nước Việt Nam-Lào.
Khu Di tích lịch sử Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là nơi ở, làm việc của Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ và Ban Thanh tra Chính phủ từ năm 1948 đến năm 1954. Tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng đánh giá tình hình trong nước và thế giới; quyết đáp nhiều vấn đề quan trọng về đường lối kháng chiến, kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Lán Hang Bòng ở thôn Bòng, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), là nơi Bác Hồ đã chọn để ở và làm việc ba lần trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10/1949 đến tháng 12/1952).
Trong Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, quân, dân Tuyên Quang đã có nhiều trận thắng lớn; trong đó, chiến thắng Bình Ca mở đầu cho những trận thắng trên mặt trận sông Lô góp phần bảo vệ an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương. Dòng Lô xanh đã trở thành bản hùng ca về ý chí và tinh thần dân tộc, tạo niềm tin cho quân và dân ta trước kẻ thù xâm lược.