
Bộ đội địa phương và dân quân du kích qua 6 năm kháng chiến
Bước đầu của phong trào
Ngày 19/12/1946 giặc gây hấn giữa thủ đô Hà nội, mưu chiếm nhanh các đô thị, rồi đánh rộng ra, hòng nuốt chừng nước ta. Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cùng với toàn dân, Tự vệ thành Hà Nội, những đội Tự vệ chiến đấu, Thanh niên xung phong, Tự vệ cứu quốc,... ở các nơi đã nhất tề đứng lên diệt giặc. Thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, nhưng được vũ trang bằng tinh thần yêu nước nồng nàn và chí căm thù sâu sắc, những tổ chức vũ trang địa phương đã hợp lực với Vệ quốc đoàn phá khí thế hung hăng của giặc, khiến chúng phải chật vật mới chiếm được mấy đô thị và đánh lan ra. Nhìn chung, phong trào du kích lúc đó có tính chất lẻ tẻ. Các đội tự vệ số lượng ít, tư tưởng chiến thuật kém, kỹ thuật tác chiến non, ham đánh các vị trí địch, nên nhiều khi không tránh khỏi bị tiêu hao. Vấn đề thống nhất tổ chức và lãnh đạo cần được giải quyết thì mới đầy mạnh phong trào phát triển đúng hướng.


Chiến đấu và xây dựng lực lượng
Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất (đầu 1947) đã đặt nền tảng tổ chức dân quân theo một hệ thống chặt chẽ từ trên xuống dưới. Các tiểu đội dân quân thôn, trung đội dân quân xã, trung, đại đội du kích tập trung ở huyện, tỉnh, thành lập khắp nơi. Được học tập những điềm cơ bản về kỹ thuật tác chiến: đánh mìn, cạm bẫy, phá hoại, quấy rối,..., du kích và dân quân dần dần phát huy tinh thần chiến đấu từng tổ và tự động cá nhân. Phong trào dùng vũ khí thô sơ bất thình lình diệt những tên giặc lẻ tẻ bắt đầu phát triển mạnh. Bàn tay “bóp cổ”, của Xích-Thổ, người dân quân có tiếng ở Hồng Quảng, đã từng diệt 12 tên phản nước. Dân quân Cẩm Giàng tước súng địch bằng cuốc và đòn gánh.
Cuộc đấu tranh vũ trang địa phương đó mỗi ngày một lớn, mở rộng phạm vi, buộc địch phải dùng lực lượng từ 1 đến 2 trung đội đi càn quét. Trong năm 1947, du kích và dân quân đánh gần 3.000 trận, tiêu diệt trên 1 vạn địch. Bên cạnh bộ đội chủ lực, du kích và dân quân đã giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện phương châm của giai đoạn phòng ngự: tiêu hao quân địch, làm chậm bước tiến của chúng, đồng thời phát triển lực lượng ta.
Đội Cảm tử quân Hà Nội trong ngày thành lập với lời thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ảnh: TTXVN
Đội Cảm tử quân Hà Nội trong ngày thành lập với lời thề Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ảnh: TTXVN
Chiến thắng Việt Bắc mở ra giai đoạn cầm cự. Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ hai (đầu 1948), theo phương châm «biến hậu phương của dịch thành tiền phương của ta», đề ra những nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, gây cơ sở, phá tề trừ gian. Các đại đội độc lập đi sâu vào vùng sau lưng địch, hoạt động du kích, dìu dắt du kích và dân quân, phát động nhân dân đấu tranh vũ trang. Dân quân và du kích tập trung khắp nơi phát triển số lượng. Qua hai kỳ luyện quân lập công, du kích tập trung và dân quân tiến nhiều về kỹ thuật tác chiến.
Các tổ chức ngụy quyền không chống lại được những cuộc phá tề của ta. Nhiều đội ứng chiến nhỏ, nhiều cứ điểm nhỏ của địch bị tiêu diệt, các đường giao thông của địch thường bị tê liệt vì các trận địa lôi phục kích của du kích và dân quân. Nhiều làng chiến đấu anh dũng đã xuất hiện: Phùng Thượng (Sơn Tây), Cự Nẫm, Cảnh Dương (Bình Trị-Thiên), Chi Lăng (Hải Ninh), Đình Bảng (Bắc Ninh). Địch phải càn quét mạnh hơn, dùng đến đơn vị đại đội.
So với năm 1947, năm 1948, số địch bị du kích và dân quân tiêu diệt tăng gấp hai lần. Đầu 1949, nhiều đội du kích tập trung đã đủ sức thay thế cho đại đội độc lập. Tiến bộ đó đưa đến một sự thay đổi lớn trong việc tổ chức và xây dựng lực lượng địa phương. Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ ba (đầu 1949), đặt vấn đề chuyển dần các đội du kích tập trung thành bộ đội địa phương, giữ việc bảo vệ địa phương, lập khu du kích và căn cứ du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của giặc.
Lễ thành lập Đại đoàn 308 - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 28/8/1949. Ảnh: TTXVN
Lễ thành lập Đại đoàn 308 - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 28/8/1949. Ảnh: TTXVN
Bộ đội địa phương sát cánh cùng dân quân du kích xây dựng làng chiến đấu, quấy rối địch, đánh chim sẻ, đánh những trận phục kích tiêu hao địch từ 1 đến 2 tiểu đội, chống những cuộc càn quét của địch từ 1 đến 2 đại đội. Từ tháng 1 đến tháng 10/1949, địch ở thủ đô bị quấy rối 79 lần ; dân quân thị xã Thuận-hóa hoạt động 5 lần; trong 3 tháng 7, 8, 9, các ban công tác ở Sài Gòn-Chợ Lớn làm cho địch lo nơm nớp. Những trận đánh giao thông trên đường số 4, đường số 5, trong những tuần lễ «du xuân» của Bình-Trị-Thiên, những trận đánh trên sông ở Vũ Tiên (Nam Định), Gián Khẩu (Ninh Bình) và ở Nam Bộ, đã gây cho địch nhiều thiệt hại đáng kể. Trong 5 tháng đầu 1949, bộ đội địa phương và dân quân du kích đã đánh một số trận bằng cả năm 1948, tiêu diệt một số địch nhiều gấp đôi năm 1948.
Sang năm 1950, thế giằng co giữa ta và địch gay go thêm. Lúc ấy, địch phải dùng đến 1 hay 2 tiểu đoàn đề càn quét. Sau chiến thắng Biên giới của ta, các chiến dịch Trung du, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung liên tiếp mở, buộc địch phải tập trung lực lượng đối phó. Bộ đội địa phương, dân quân du kích thừa cơ hoạt động mạnh hơn, gây dựng và mở rộng các khu du kích và căn cứ du kích. Nhưng địch cũng gấp rút củng cố vùng sau lưng chúng. Một mặt, chúng xây dựng phòng tuyến và lập «khu vực trắng» đề ngăn cản chủ lực ta vào hoạt động; mặt khác, chúng tập trung quân ứng chiến mở những cuộc càn quét lớn. Trong những cuộc chiến đấu chống càn quét gay go, bộ đội địa phương, dân quân du kích ngày càng dày dạn, đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, và giữ vững phong trào.
Bước trưởng thành
Giữa năm 1951, chấp hành chỉ thị ương Đảng, các địa phương vùng sau lưng địch cố gắng tranh thủ nhân dân, củng cố dân quân du kích xã, trừ bỏ khuynh hướng sai lầm tập trung quá sớm, không hợp với sức tiến của phong trào. Thu đông 1951, trong chiến dịch Hòa Bình, chủ lực ta tiến sâu vào sau lưng địch ở Bắc Bộ, phối hợp bộ đội địa phương và dân quân du kích diệt giặc. Bộ mặt vùng sau lưng địch đổi mới rõ rệt. Hệ thống ngụy quân, ngụy quyền, hương đồn, hương dũng vỡ từng mảng lớn, khu du kích và căn cứ du kích của ta thông từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Để cứu vãn tình thế, địch tập trung lực lượng từ 15 đến 20 tiểu đoàn càn quét cả căn cứ du kích. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng đông đảo nhân dân đã chiến đấu mạnh mẽ, tiêu diệt hơn 1 vạn sinh lực địch, giữ vững cơ sở. Những nơi địch không càn quét thì thừa cơ địch sơ hở để hoạt động mạnh thêm. Đồng thời, Bình-Trị-Thiên, Liên khu 6, Nam Bộ cũng chống càn quét, bảo vệ mùa màng thắng lợi, vượt qua những cơn thử thách lớn đỏ, bộ đội địa phương, dân quân du kích càng thêm phấn khởi, càng ra sức đẩy mạnh chiến tranh du kích trong mùa hè.
Liên phân đội Thanh niên xung phong 312 thuộc Đội thanh niên xung phong công tác Trung ương tại Nà Cù-Bắc Kạn tháng 5/1951.
Liên phân đội Thanh niên xung phong 312 thuộc Đội thanh niên xung phong công tác Trung ương tại Nà Cù-Bắc Kạn tháng 5/1951.
Một phong trào phá hoại đường giao thông rầm rộ nổi lên ở nhiều nơi trong vùng sau lưng địch, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia, gây cho địch nhiều khó khăn trong việc vận tải tiếp tế, tạo cho ta thêm nhiều thuận lợi để bao vây vị trí địch và chống càn quét thắng lợi. Bộ đội địa phương ở nhiều tỉnh đã tiến lên đành vận động phục kích, tiêu diệt cả một tiểu đoàn địch (trận Đông Lương, Hà Đông) và hàng trăm quân cơ động (Kiến An, Hải Dương), tiêu diệt gọn từng trung đội địch (Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Đông).
Bộ đội địa phương huyện đánh phục kích tiêu diệt gọn từ 1 đến 2 tiểu đội địch. Dân quân du kích xã nhiều nơi đã biết tự động phối hợp và đánh liên hoàn phá càn quét của hàng tiểu đoàn địch. Bước vào thu đông 1952, phối hợp với chiến trường Tây Bắc, bộ đội địa phương và dân quân du kích tiếp tục hoạt động chống những cuộc càn quét của địch từ 2 tiểu đoàn đến 1 trung đoàn (Bắc Ân Thi ở Tả Ngạn, Kim Sơn ở Hữu Ngạn), phá hoại đường giao thông, đánh phục kích, địa lợi, tiêu diệt các dồn hương, tổng, quận dũng. Từ sau chiến dịch Hòa bình đến nay, nhờ sự dìu dắt của bộ đội chủ lực và nhờ được rèn luyện thêm trong cuộc chiến đấu ngày càng gay go, bộ đội địa phương và dân quân du kích đã tiến bộ nhiều về chiến thuật du kích.
Bác Hồ nói chuyện với anh chị em thanh niên xung phong làm nhiệm vụ sửa đường phục vụ Chiến dịch Biên giới năm 1951.
Bác Hồ nói chuyện với anh chị em thanh niên xung phong làm nhiệm vụ sửa đường phục vụ Chiến dịch Biên giới năm 1951.
Những tư tưởng sai lầm đã được trừ bỏ một phần lớn. Qua 6 năm kháng chiến, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã lớn mạnh rõ rệt. Những toán dẫn quản, tự vệ rải rác trong thôn xóm trước dày nay đã trở thành những trung đội, đại đội, tiểu đoàn tập trung với trình độ kỹ thuật, chiến thuật khá tiến bộ. Bộ đội địa phương và dân quân du kích đang phát triển đúng hướng, gánh vác được nhiệm vụ “quân dự trữ” của bộ đội chủ lực, bảo vệ nhân dân địa phương, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu hao và tiêu diệt lực lượng địch, bồi dưỡng lực lượng ta.
Bộ đội địa phương và dân quân du kích đang phát triển đúng hướng, gánh vác được nhiệm vụ “quân dự trữ” của bộ đội chủ lực, bảo vệ nhân dân địa phương, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu hao và tiêu diệt lực lượng địch, bồi dưỡng lực lượng ta.
Giặc càng ráo riết thực hiện mưa mô dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, thì nhiệm vụ của bộ đội địa phương và dân quân du kích càng nặng. Bộ đội địa phương và dân quân du kích ngày càng phải thấm nhuần sâu sắc ý thức trường kỳ, kháng chiến, tự lực cánh sinh, và trong chiến thuật du kích. Nâng cao tinh thần chiến đấu liên tục, bên bị đề cùng bộ đội chủ lực và cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng.
Nội dung: Duyên Hải
Bài đăng Báo Nhân Dân ngày 19/12/1952
Trình bày: Ngô Hương
Ảnh: TTXVN