Giới quan sát quốc tế, thị trường tài chính, giới chính khách, kể cả các đồng minh với nước Mỹ đã quen thuộc với những thay đổi bất ngờ của tổng thống Mỹ Donald Trump. Điều đó tiếp tục được thể hiện trong hơn 10 ngày qua, kể từ khi ông công bố kế hoạch áp thuế đối ứng từ 10% đến 145% đối với hơn 180 đối tác thương mại của Mỹ. Vậy chuyện gì đang xảy ra vậy? Chính phủ của ông D. Trump đang đặt cược vào điều gì khi tạo ra "cơn địa chấn" thuế quan?
Chiều 12/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Nicola Beer, Phó Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cùng lãnh đạo Tập đoàn Brosnan Norden (CHLB Đức).
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí hợp tác xây dựng cơ chế đánh thuế giới siêu giàu. Quyết định nêu trên được xem là tiếng súng mở màn trong cuộc chiến thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và huy động nguồn tài chính cho các sáng kiến phát triển bền vững.
Nhằm chuẩn bị cho Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về tài chính cho phát triển, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi cải cách hệ thống tài chính quốc tế mà ông mô tả là “lỗi thời, loạn chức năng và không công bằng”. Đây là việc làm cấp thiết trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn.
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu châu Phi tại Kenya đã ra tuyên bố chung, thể hiện quyết tâm của châu lục này trở thành một đồng minh của các nước trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Để hình thành Trung tâm Tài chính quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cần những chính sách cụ thể, vượt trội giúp hoàn thiện và phát triển ba trụ cột: thị trường tiền tệ-ngân hàng thị trường vốn và thị trường hàng hóa phái sinh; qua đó, khắc phục những rào cản đang tồn tại và cạnh tranh được với các trung tâm tài chính hiện hữu.
Kết quả nghiên cứu của tờ Financial Times công bố mới đây cho thấy các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang thể hiện khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên và thế giới có thể tránh được suy thoái nghiêm trọng trong năm nay. Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát, xung đột và nợ nần đang là những “gánh nặng” đối với triển vọng kinh tế thế giới.
Những ngày qua, thị trường tài chính toàn cầu dấy lên quan ngại về nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới sau khi một số ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu “lâm nạn”. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cảnh báo, các rủi ro liên quan ổn định tài chính không chỉ đến từ những ngân hàng “xấu số” gần đây, mà còn tiềm ẩn trong gánh nặng nợ tại rất nhiều quốc gia khác.