Theo các thành viên Hội đồng Bảo an, cần phải có "sự gia tăng viện trợ rất lớn" cho Gaza, nơi mà hầu hết 2,3 triệu người dân đã phải rời bỏ nhà cửa và hàng chục nghìn người Palestine đã thiệt mạng.
Jordan và Qatar nhất trí kêu gọi chấm dứt hành động quân sự của Israel tại Gaza và Liban, đồng thời cảnh báo về thảm họa nhân đạo đang diễn ra tại đây.
Bộ Ngoại giao Qatar thông báo, nước này sẽ tạm ngừng nỗ lực làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và thỏa thuận thả con tin. Qatar sẽ tiếp tục phối hợp các bên trung gian hòa giải nếu Israel và Hamas thể hiện thiện chí và nghiêm túc trong việc nối lại các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, lực lượng Houthi ở Yemen ngày 7/11 cho biết nhóm này sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở Biển Đỏ để thể hiện sự ủng hộ Palestine, bất kể những thay đổi chính sách tiềm tàng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Đa số nghị sĩ trong Quốc hội Đức ngày 7/11 đã nhất trí ủng hộ nghị quyết nhằm giải quyết tình trạng gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái liên quan đến cuộc xung đột ở dải Gaza hiện nay giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas.
Chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại trung tâm thương mại Tel Aviv của Israel, chặn con đường chính của thành phố và đốt lửa trại, trong khi hàng trăm người biểu tình tụ tập trước tư dinh của ông Netanyahu ở Jerusalem.
Các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc, gồm Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Trong nỗ lực nhằm nối lại các cuộc đàm phán để đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza, một nhóm các quan chức an ninh và quân sự cấp cao của Ai Cập đã gặp người đứng đầu Cơ quan tình báo Mossad và một phái đoàn từ Cơ quan an ninh nội địa Shin Bet của Israel.
Quân đội Israel tuyên bố sẽ sớm "tiến hành các hoạt động quân sự" nhằm vào các tòa nhà đã nhắm mục tiêu trên hai khu phố "có liên hệ với Hezbollah" ở phía nam Thủ đô Beirut.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ngày càng nghiêm trọng tại Trung Đông, lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế nỗ lực ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện nổ ra trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer nhất trí về “sự khẩn thiết phải chấm dứt chiến tranh ở Gaza".
Quân đội Israel (IDF) và Cơ quan An ninh Israel (ISA) ngày 17/10 cùng xác nhận thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo Hamas Yahya Sinwar đã bị binh sĩ nước này tiêu diệt ở Dải Gaza một ngày trước đó.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để bàn về việc tăng cường áp lực ngoại giao đối với Israel.
Người phát ngôn của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) James Elder nhấn mạnh, Gaza hiện là vùng đất “về cơ bản không thể tồn tại” do thiếu hàng viện trợ, cùng với các cuộc không kích liên tiếp.
Ngày 12/10, Phái bộ lâm thời Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) đã cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa xung đột khu vực, trong bối cảnh Israel cùng lúc gia tăng hoạt động quân sự ở cả Liban và Dải Gaza chống lại các lực lượng Hezbollah và Hamas.
Theo Bộ Y tế Lebanon, tối 10/10, Israel đã tiến hành các cuộc không kích dữ dội tại trung tâm thủ đô Beirut, nhắm vào Wafiq Safa - người đứng đầu Đơn vị Liên lạc và Điều phối của phong trào Hezbollah.
Các cửa khẩu để đi vào khu vực phía bắc Gaza phần lớn đã đóng cửa đối với hoạt động nhân đạo và giao thương, đẩy những người dân ở khu vực này vào nguy cơ thiếu đói trầm trọng.
Giám đốc WFP tại Liban cho rằng Liban không có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hỗ trợ dân thường trong xung đột hiện nay do một loạt thách thức mà nước này gặp phải trong suốt nhiều năm qua.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, người dân ở Trung Đông bất an hơn bao giờ hết và bị cuốn vào vòng xoáy bất tận của bạo lực, hận thù và trả thù.
Ngày 7/10 đánh dấu một năm xung đột giữa Israel và phong trào Hamas ở Dải Gaza bùng nổ - sự kiện kéo theo nguy cơ căng thẳng lan rộng ra toàn bộ khu vực Trung Ðông. Trong một năm qua, các cuộc tấn công trả đũa lẫn nhau tại Gaza đã khiến khu vực trở nên bất ổn, với con số người chết và quy mô tàn phá đã “gây sốc” cho cả thế giới.
Tròn 1 năm sau khi cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas và Israel bùng phát tại Dải Gaza, khắp nơi trên dải đất này là đống gạch đá đổ nát - vết tích của những tòa nhà, những vũng nước ô nhiễm có nguy cơ lây lan bệnh tật.
Truyền thông địa phương cho biết, ít nhất 24 người Palestine đã thiệt mạng và 93 người khác bị thương trong vụ đánh bom nhằm vào nhà thờ và trường học tại trung tâm Dải Gaza, ngày 6/10.
Trên mạng xã hội X, người đứng đầu UNRWA nhấn mạnh hơn 1 triệu người tại Gaza không nhận được thực phẩm trong tháng 8 và con số này tăng lên 1,4 triệu người đến tháng 9 vừa qua.
USAID nêu rõ khoản tài trợ này sẽ giúp các đối tác của USAID tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo, bao gồm cả lương thực, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và các dịch vụ khác.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas đã hối thúc Đại hội đồng Liên hợp quốc giúp chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ngừng gửi vũ khí cho Israel để ngăn chặn đổ máu ở Bờ Tây và Dải Gaza.