Trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Ðông, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty thông báo, các phe phái Palestine đã đạt đồng thuận về việc thành lập một ủy ban kỹ trị phi đảng phái nhằm giám sát triển khai kế hoạch tái thiết Dải Gaza.
Phong trào Hamas nhất trí với kế hoạch quản lý Gaza do khối Arab bảo trợ trong giai đoạn chuyển tiếp và sẵn sàng tiến tới giai đoạn hai của thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza.
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã mạnh mẽ lên án việc Israel phong tỏa viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đồng thời phản đối kế hoạch cưỡng chế di dời người Palestine khỏi vùng đất lịch sử của họ.
Ngày 6/3, phản ứng trước “tối hậu thư” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đại diện Phong trào Hamas cho rằng, những lời đe dọa này làm phức tạp thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza và khuyến khích Israel không thực hiện các điều khoản đã cam kết.
Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập Osama Rabie thông báo, kênh đào Suez hiện đã sẵn sàng cho việc vận hành tối đa công suất trong bối cảnh vận chuyển thương mại toàn cầu đang dần trở lại bình thường. Ai Cập đang chuẩn bị các biện pháp cụ thể và cần thiết cho việc nối lại hoạt động hàng hải đầy đủ qua kênh đào Suez khi an ninh ở Biển Ðỏ và eo biển Bab al-Mandab đang dần được khôi phục.
Israel đã chính thức chấp thuận đề xuất của Mỹ về việc ngừng bắn tạm thời tại Dải Gaza trong tháng Ramadan thiêng liêng của người Hồi giáo và kỳ nghỉ lễ Passover của người Do Thái.
Hamas khẳng định sẵn sàng thực hiện "các giai đoạn còn lại" của thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza, khi giai đoạn đầu tiên sắp kết thúc trong bối cảnh chưa rõ bước đi tiếp theo.
Phong trào Hamas ngày 1/3 đã từ chối gia hạn giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza theo “công thức” của phía Israel. Tuyên bố này được đưa ra đúng vào ngày kết thúc giai đoạn 1 của thỏa thuận.
Ngày 1/3/2025 tới đây đánh dấu kết thúc giai đoạn đầu tiên của Thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tuần giữa Israel và Phong trào Hamas tại Dải Gaza. Tuy nhiên, việc đàm phán về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận vẫn đang bị trì hoãn. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng xung đột bùng phát trở lại.
Hamas ngày 25/2 thông báo, đã đạt được thỏa thuận giải quyết vấn đề trì hoãn thả các tù nhân Palestine mà lẽ ra phải được phóng thích trong đợt gần nhất.
Phía Israel đã đồng ý cho phép vận chuyển các ngôi nhà di động và thiết bị hạng nặng vào Gaza để phục vụ cho công tác tái thiết, đổi lại, Hamas sẽ thả 6 con tin đang bị giam giữ tại Gaza.
Người phát ngôn cánh quân sự của phong trào Hamas, ông Abu Obaida, tuyên bố phong trào này sẽ hoãn đợt thả con tin tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 15/2, với lý do Israel không tuân thủ thỏa thuận.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hy vọng thiết lập lại quan hệ với Washington sau những căng thẳng với chính quyền tiền nhiệm chung quanh cuộc chiến ở Dải Gaza.
Phong trào Hamas cáo buộc phía Israel trì hoãn thực thi các điều khoản ngừng bắn ở Dải Gaza. Hamas cho rằng, Israel đã ngăn cản những người Palestine phải di dời được trở về nhà ở phía bắc Gaza, đồng thời cảnh báo động thái này có thể cản trở việc thực thi các giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận. Hamas nhấn mạnh sẽ buộc Chính phủ Israel chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ hành động nào cản trở việc thực thi thỏa thuận.
Qatar, cùng các nước trung gian khác là Mỹ và Ai Cập, đã công bố thỏa thuận ngừng bắn gồm 3 giai đoạn ở Gaza có hiệu lực vào ngày 19/1 nhằm chấm dứt 15 tháng xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas.
Ngày 15/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hamas có thể mở đường cho việc chấm dứt tình trạng thù địch tại Dải Gaza.
Theo thỏa thuận ngừng bắn, Hamas sẽ trả tự do cho 33 con tin trong giai đoạn đầu tiên, kéo dài trong 6 tuần, để đổi lấy việc Israel trả tự do cho những người Palestine đang bị bắt giữ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/1 có bài phát biểu cuối cùng trước khi mãn nhiệm về chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó nêu bật những thành tựu ngoại giao nổi bật và là chiến thắng của nước Mỹ trong nỗ lực cạnh tranh toàn cầu. Trong đó, ông Biden đặc biệt nhấn mạnh về kết quả củng cố các mối quan hệ đồng minh và đối tác ở châu Á.
Trong vai trò nhà trung gian hòa giải trong tiến trình đàm phán hòa bình ở Dải Gaza, ngày 13/1, Qatar đã trao cho cả phía Israel và lực lượng Hamas bản dự thảo cuối cùng về thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin nhằm chấm dứt xung đột.
Theo thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, việc thả con tin "có giới hạn", bao gồm cả các nữ binh sĩ Israel, sẽ được tiến hành để đổi lấy tự do của những người Palestine bị Israel giam giữ.
Chuyến thăm của phái đoàn Hamas tới Cairo là một phần trong những cuộc thảo luận đang diễn ra với các bên trung gian, bao gồm: Ai Cập, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ - liên quan đến tình hình ở Gaza.
Ngày 25/12, lực lượng Hamas và Israel tiếp tục đổ lỗi cho nhau về việc trì hoãn ký kết thỏa thuận ngừng bắn dù những ngày qua, cả hai bên đều cho biết đã có nhiều tiến triển trong các cuộc đàm phán.
Khu vực Trung Đông trải qua một năm bị khói lửa bao trùm bởi bạo lực không ngừng leo thang ở Dải Gaza, Liban và Syria, trong khi tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng. Cuộc xung đột giữa Israel với Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza; các cuộc tiến công trả đũa lẫn nhau giữa lực lượng Israel và Phong trào Hezbollah; sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad ở Syria làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc khủng hoảng mới ở khu vực. Chấm dứt xung đột và tìm giải pháp nhằm thiết lập một nền hòa bình lâu dài và bền vững ở Trung Đông tiếp tục là thách thức lớn đối với các nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế.
Ngày 16/12, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) tại hội nghị cùng ngày ở Brussels đã không thảo luận về ý tưởng cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine sau khi xung đột có thể kết thúc.
Israel cáo buộc các cơ sở quân sự ở Syria được sử dụng để phục vụ mục đích buôn lậu vũ khí cho phong trào Hezbollah có trụ sở tại Liban, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn hiện tại.
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn vừa đạt được giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hezbollah, đồng thời kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức thỏa thuận nhằm hướng đến hòa bình lâu dài và bền vững ở khu vực.
Từ sáng sớm, giao thông trên tuyến đường từ thủ đô Beirut đến thành phố Sidon ở phía Nam đã ùn tắc với hàng đoàn xe chở người hồi hương cùng đồ đạc trở về.