Là nơi tập trung những vùng chè có diện tích lớn nhất cả nước với nhiều thương hiệu chè nổi tiếng, tiểu vùng Ðông Bắc của nước ta sở hữu đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch từ cây chè, góp phần mang đến sinh kế bền vững, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch Việt Nam.
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp trong việc tập trung nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tuyên truyền để các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản… Các giải pháp này đã góp phần nâng cao giá trị, chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp với các sản phẩm đa dạng và nhiều mặt hàng được xuất khẩu...
Năm 2023 là năm đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Qua đánh giá, tỉnh Sơn La đạt 27,87 điểm, xếp thứ 57/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 9/14 tỉnh trung du và miền núi phía bắc.
Giai đoạn 2013-2023, tỉnh Tuyên Quang có 172 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp bộ được tổ chức triển khai thực hiện. Các đề tài, dự án tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2030 có hơn 600 hợp tác xã, trong đó hơn 60% hoạt động đạt loại tốt, khá; có ít nhất 50% hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi giá trị; có hơn 50 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Tối 27/10, tại tỉnh Hà Giang, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến dự Lễ khai mạc Không gian trưng bày sản phẩm các tỉnh vùng Đông Bắc và trao giải cuộc thi trà Shan tuyết Hà Giang.
Chợ Mới là huyện cửa ngõ từ xuôi lên của tỉnh Bắc Kạn. Sau 25 năm thành lập, địa phương này đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, từng bước trở thành huyện công nghiệp của tỉnh Bắc Kạn.
Là huyện có 12 trong số 24 xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 chiếm gần 23%, cho nên huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo. Cùng với lồng ghép các chương trình dự án, huy động mọi nguồn lực phát triển, Văn Chấn đã khơi dậy sức dân, cùng nhau “đuổi” cái nghèo...
Với hơn 20 nghìn ha chè, trong đó 70% diện tích là chè Shan tuyết cổ thụ, được ví như mỏ “vàng xanh” bởi cây chè Shan tuyết sống trên những đỉnh núi cao, môi trường trong lành, không bị tác động từ các chất hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng. Từ lợi thế đó, tỉnh Hà Giang xác định hướng đi bền vững cho cây chè là phát triển chuỗi liên kết sản xuất chè hữu cơ.
Ngày 26/11, tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, Yên Bái, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiến hành cấp giấy chứng nhận Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Chè Shan tuyết Suối Giàng”; “Cam Văn Chấn” và nhãn hiệu tập thể “Mật ong Văn Chấn”.