Dân tộc Lự ở Lai Châu chiếm hơn 1,49% dân số toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở hai huyện Tam Đường và Sìn Hồ. Mặc dù trải qua thăng trầm của thời gian, song các giá trị văn hóa truyền thống người Lự đến nay vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó chính là nghi lễ “Cúng hồn trâu-Sú Khon Khoài”.
Lễ cúng "Nước giọt" được cộng đồng người Ba Na nhánh Rơ Ngao tổ chức vào dịp cuối năm hoặc sau khi mùa thu hoạch hoàn tất, nhằm tạ ơn những điều tốt đẹp mà Yàng Ia (Thần Nước) đã mang đến cho dân làng và cầu mong một mùa màng tốt tươi.
Là một trong những phong tục lâu đời và đặc sắc của người M’Nông ở Tây Nguyên, lễ cúng bến nước không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giáo dục cho con cháu người M’Nông ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.Tác giả: THANH HẢI - THÙY DƯƠNGGiọng đọc: HẠNH HOA
Được tổ chức vào ngày 9 và 10 tháng ba âm lịch hằng năm, Giỗ tổ nghề yến là nét sinh hoạt tâm linh độc đáo được người dân đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) gìn giữ cho đến ngày nay.Tác giả: TRẦN VĂN CHƯƠNG - THÁI HÀGiọng đọc: HẠNH HOA
Trong các phong tục, tập quán và nghi lễ truyền thống của dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, lễ cúng bến nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mỗi khi dời buôn, lập buôn mới và vào dịp đầu năm mới, người Ê Đê đều tổ chức lễ cúng bến nước, cầu mong thần nước ban cho dòng nước trong lành.
Người Jrai gọi mưa là “Hơ Jan” và rất coi trọng vì “Hơ Jan” giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức, rát bỏng, làm cây cối, hoa màu ở nương, rẫy trở nên tươi tốt. Bởi vậy, trong chuỗi nghi lễ dân gian của đồng bào Jrai, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng. Lễ này thường được tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hằng năm với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đã sinh sống ở Thái Lan từ hơn 10 năm qua, hằng năm chị Vinh (quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh), vẫn cần mẫn duy trì phong tục đón Tết cổ truyền Việt Nam trong gia đình.