Thời gian gần đây, người dân trồng hoa bán Tết tại các xã Long Thới, Phú Sơn, Tân Thiềng… (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) rất lo lắng vì giống cúc mâm xôi chậm ra hoa. Nguyên nhân do người dân sử dụng giống không bảo đảm chất lượng.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất rau màu ở các tỉnh phía bắc. Những ngày qua, tranh thủ nước rút, người dân các địa phương đã tập trung khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, việc tái sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề nguồn cung cây giống, hạt giống các loại rau màu.
Việt Nam hiện có nhiều lợi thế cả về sản xuất và xuất khẩu rau quả với quy mô thị trường ngày càng rộng lớn và đa dạng. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đang được nhiều quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp quan tâm đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về công nghệ sản xuất, chất lượng, thị trường. Do đó, muốn bứt phá mạnh mẽ, ngành rau quả Việt Nam cần ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống và đẩy mạnh chế biến sâu.
Những năm gần đây giá sầu riêng luôn ổn định ở mức cao, nhất là từ khi được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc thì nhiều người dân ở tỉnh Ðắk Nông đã ồ ạt mở rộng diện tích, thậm chí chặt bỏ một số cây trồng để chuyển sang trồng mới sầu riêng. Thực trạng này khiến cho thị trường cây giống khan hiếm, mất kiểm soát, phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn rủi ro lớn cho người trồng nếu giá sầu riêng đảo chiều và cung vượt cầu.
Ngày 6/7, tại tỉnh Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và các đơn vị liên quan, các địa phương tổ chức hội nghị “Quản lý chất lượng giống cây ăn quả phía nam”.
Ngày 17/6, tại Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo xây dựng, hoàn thiện chuỗi giá trị cây giống và hoa kiểng.
Để chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2023, các cơ quan chuyên môn đã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở vườn ươm thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong khâu sản xuất để cung ứng ra thị trường cây giống bảo đảm chất lượng.