Ngày 31/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát ra công văn số 8228/BNN-ĐĐvề việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ miền trung trong 10 ngày tới.

Miền trung chuẩn bị ứng phó mưa lớn, lũ trong 10 ngày tới

Ngày 31/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát ra công văn số 8220/BNN-ĐĐ gửi các bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai;… về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ miền trung trong 10 ngày tới.
Bảo đảm an toàn cho người dân vùng lũ

Bảo đảm an toàn cho người dân vùng lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, tại Quảng Bình xảy ra mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao khiến hơn 17 nghìn hộ dân bị ngập sâu trong lũ. Chính quyền địa phương cùng với các lực lượng chức năng đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Điểm sạt lở tại núi Van Cà Vãi, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.

Quảng Ngãi triển khai ứng phó sạt lở núi và ngập úng đô thị

Rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó bão số 3 và mưa, lũ sau bão vừa qua tại các tỉnh phía bắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó sạt lở núi, đồi và ngập úng đô thị.
[Ảnh] Các lực lượng sẵn sàng cứu hộ cứu nạn tại cầu Phong Châu

[Ảnh] Các lực lượng sẵn sàng cứu hộ cứu nạn tại cầu Phong Châu

Thông tin về công tác cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, Đại tá Trần Nho Lương, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ, cho biết: Các lực lượng đã sẵn sàng cơ động, khi nào mực nước sông bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn và được lệnh của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 2 cùng Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão của tỉnh Phú Thọ thì các lực lượng sẽ triển khai công tác cứu hộ cứu nạn trên sông.
Lực lượng chức năng xử lý cây đổ tại ngã 4 Phan Đình Phùng giao Cửa Bắc. (Ảnh: PHÙNG TRANG)

Hà Nội: Các lực lượng ra quân khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội đã triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 một cách quyết liệt, nhờ đó về cơ bản thành phố Hà Nội vẫn bảo đảm tốt các mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là giữ an toàn cho người dân. Ngay trong đêm qua, lực lượng chức năng đã ra quân khắc phục thiệt hại do cơn bão, giải quyết các nút thắt giao thông, úng ngập...
Các lực lượng chức năng kịp thời giải cắt dọn cây đổ, bảo đảm giao thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

Bắc Ninh di dời khẩn cấp 40 hộ dân ở khu tập thể cũ xuống cấp tránh bão

bão số 3 chưa đổ bộ, nhưng gió với cường độ mạnh đã quật đổ hàng trăm cây xanh, làm vỡ kính, tung mái nhiều ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Để bảo đảm an toàn, từ đầu giờ chiều ngày 7/9, nhiều khu vực tại thành phố Bắc Ninh đã bị cắt điện, một số hộ dân sống trong các khu tập thể cũ đã được di dời đến nơi tạm trú.
Tàu thuyền neo đậu tại Cảng Hới, thành phố Sầm Sơn.

Thanh Hóa ứng phó bão số 3

Ngày 3/9, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện số 17, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, lãnh đạo các ngành, đơn vị liên quan theo dõi sát thông tin dự báo bão số 3, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ”.