Sau khi Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, định danh điện tử - eKYC đã không còn xa lạ với phần lớn người dùng Việt.
Theo thống kê, hiện hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kết nối với hơn 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; hơn 621 nghìn đơn vị, doanh nghiệp giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội, qua đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày 4/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (Đề án 06).
Mặc dù địa bàn biên giới, đặc thù nhiều thành phần dân tộc, địa hình xa xôi, hiểm trở nhưng tính đến ngày 29/5/2023, Công an tỉnh Điện Biên là một trong 19 đơn vị trên cả nước hoàn thành 100% chỉ tiêu thu nhận căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh (vượt kế hoạch của Bộ Công an giao 64 ngày). Tính đến ngày 4/10/2023, hoàn thành 100% chỉ tiêu thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID (vượt chỉ tiêu của Bộ Công an giao 89 ngày).
Theo thống kê của Trung tâm Công nghệ thông (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), trong một tháng qua, toàn quốc đã có 1.759.402 lượt đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VneID.
Hiện nay, lực lượng Công an xã, phường, thị trấn ở nhiều tỉnh, thành phố đang vận động người dân làm định danh điện tử mức 2 trên phạm vi toàn quốc. Nắm bắt thông tin này, một số đối tượng xấu có ý đồ bất chính đã lợi dụng cơ hội để liên hệ cho người dân thực hiện một số yêu cầu nhằm trục lợi. Nhiều trường hợp người dân nhẹ dạ, cả tin hoặc do thiếu thông tin nên đã thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng dẫn đến bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp Bộ Công an nâng cấp ứng dụng VssID đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp tài khoản VNeID với ứng dụng VssID . Qua đó, người dùng có thể đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VNeID.
Chiều 9/9, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, thực hiện Đề án 06 trong Công an nhân dân, trong 6 tháng đầu năm Công an tỉnh đã vượt chỉ tiêu cấp Căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn.
Tính đến ngày 14/8, Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến”, do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát động, đã có 233 nghìn người dự thi chính thức.
“Ði từng ngõ, gõ từng nhà” và “làm hết việc chứ không hết giờ” để tạo điều kiện cao nhất cho người dân làm thủ tục. Cách làm và quyết tâm cao ấy đã giúp quận Hà Ðông trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu thành phố trong thực hiện Ðề án 06 và Mệnh lệnh số 01 của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
Từ việc thay đổi nhận thức về vai trò của cải cách hành chính, chuyển đổi số và ứng dụng dữ liệu về dân cư, cả hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội đã bắt tay đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số, với mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp, nhân dân.
Sáng 5/7, gần 500 tăng ni sinh của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tham dự lễ phát động toàn dân đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID).
Thời gian gần đây, từ việc Bộ Công an đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi người dân làm căn cước công dân gắn chip và định danh điện tử, một số đối tượng đã giả mạo cán bộ công an để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại.
Giá trị mang lại từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân gắn chip là rất to lớn. Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, tính đến tháng 5, có 206,4 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý trên Cổng dịch vụ công quốc gia; trong đó, có 13,7 triệu hồ sơ trực tuyến. Đã có gần 777 nghìn tài khoản định danh điện tử đăng nhập trên Cổng dịch vụ công quốc gia với gần 2,6 triệu lượt đăng nhập.
Đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân, song đề nghị cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng để bảo vệ dữ liệu, tránh để lộ thông tin bí mật đời tư của công dân, bởi điều này rất quan trọng, nếu làm không tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Với quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ và cách làm linh hoạt..., đến nay, Cà Mau đã hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện, vượt 63 ngày so với chỉ tiêu mà Bộ Công an giao là trước 31/7/2023.
Sáng 1/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức triển khai thu nhận lưu động tài khoản định danh điện tử cho đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/5, Thượng tá Trần Văn Phúc, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết: Bằng nỗ lực, quyết tâm của toàn lực lượng, hiện nay Công an tỉnh Thái Bình đã hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện.
Chiều 12/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị công bố hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn; quán triệt, tập huấn đề án 06/CP, chỉ thị số 05/TTG của Thủ tướng Chính phủ và bàn giao 132 xe ô tô cho công an xã, thị trấn
Bằng các giải pháp cụ thể, Công an tỉnh Thái Bình đang đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân và tạo lập tài khoản định danh điện tử cho công dân trên địa bàn.
Ngày 18/7/2022, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) chính thức công bố ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Bắt đầu từ ngày này, lực lượng công an sẽ phê duyệt tài khoản cho những người đã đăng ký. Đây là một bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia.
Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói chung và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) nói riêng đã thực hiện khối lượng công việc “khổng lồ” với liên tiếp các dự án, đề án (thu thập dữ liệu dân cư, cấp căn cước công dân gắn chíp, định danh điện tử, phát triển ứng dụng Đề án 06…). Để thấy rõ những nỗ lực nêu trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng C06.