Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) ngày 7/9 khẳng định các quốc gia châu Mỹ đang trở thành tâm điểm của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ toàn cầu với hơn 30 nghìn trường hợp tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Peru và Canada.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ trong tuần trước, châu Âu đã có 3.000 người tử vong do Covid-19 và chiếm khoảng 1/3 số ca tử vong toàn cầu.
Ca tử vong xảy ra chỉ 4 ngày sau khi giới chức y tế tại Mỹ đưa ra nhận định tốc độ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đang chậm lại và có thể căn bệnh này sẽ sớm được đẩy lui.
Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril ngày 20/8 kêu gọi người dân Indonesia giữ bình tĩnh sau khi cơ quan này xác nhận trường hợp đầu tiên trên cả nước mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Theo báo cáo của WHO, bệnh đậu mùa khỉ đã lan tới 92 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, với hơn 40 nghìn ca mắc bệnh và 12 trường hợp tử vong.
Ngày 19/8, Cơ quan Giám sát dịch tễ quốc gia Brazil (Anvisa) đã cho phép nhập khẩu tạm thời các loại vaccine và thuốc chữa bệnh đậu mùa khỉ chưa được đăng ký và cấp phép sử dụng tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 19/8 thông báo, do dự trữ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ hạn chế, các quốc gia châu Âu có thể tăng cường nguồn cung hiện có bằng cách tạm thời thay đổi kỹ thuật tiêm.
Ngày 9/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ, sau khi xuất hiện nhiều thông tin về các vụ tấn công nhằm vào loài động vật này ở Brazil.
Số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ tăng gấp 3 lần trong 15 ngày, sau khi Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận thêm 1.424 trường hợp mắc bệnh trong ngày 8/8.
Ngày 8/8, Italia đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa khỉ, khi số ca mắc căn bệnh này gia tăng vào thời điểm các cơ quan y tế đang báo cáo tình trạng thiếu vaccine trên toàn thế giới.
Ngày 3/8, Bộ trưởng Y tế Bolivia Jeyson Auza cho biết, nước này vừa ghi nhận thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ, đưa tổng số ca nhiễm loại virus này đã được phát hiện trong nước lên 3 ca.
Ngày 2/8, giới chức y tế Bolivia cho biết, đang tìm kiếm 1 người nước ngoài có khả năng là “bệnh nhân số 0”- nguồn lây của trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại nước này.
Nhóm chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản vừa phê chuẩn việc sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa do công ty KM Biologics Co. bào chế để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, đồng thời ngăn ngừa khả năng người bệnh gặp các triệu chứng nặng.
Ngày 30/7, Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, số ca tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ sẽ gia tăng sau khi ghi nhận những ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu Phi, nhưng cho rằng những biến chứng nguy hiểm vẫn rất hiếm.
Ngày 29/7, giới chức y tế Tây Ban Nha đã báo cáo về ca tử vong đầu tiên liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ ở nước này, cũng như trên toàn châu Âu trong đợt bùng phát hiện nay.
Ngày 29/7, Bộ Y tế Brazil thông báo, nước này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên liên quan bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân là 1 nam giới 41 tuổi, đang bị ung thư và suy giảm hệ miễn dịch.
Nhóm chuyên gia thuộc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ - Viện virus quốc gia (ICMR-NIV) đã phát hiện ra rằng, chủng virus đậu mùa khỉ xuất hiện ở nước này khác với chủng virus gây ra tình trạng “siêu lây nhiễm” ở châu Âu, dẫn tới bùng phát dịch trên toàn cầu.
Ngày 27/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo ghi nhận hơn 18 nghìn ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới tại 78 quốc gia, trong đó phần lớn là ở châu Âu.
Ngày 27/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tăng cường các biện pháp và phối hợp hành động để ngăn chặn đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố đây là 1 tình huống khẩn cấp về y tế toàn cầu.
Số liệu thống kê do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ công bố ngày 26/7 cho thấy, nước này đã có 3.400 trường hợp xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc ghi nhận các triệu chứng của căn bệnh này.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, ngày 23/7 đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, mức cảnh báo cao nhất của WHO.